Chằm Zn có nghĩa là gì? Người bị bệnh trầm cảm có phải bắt buộc chữa bệnh không?

Chủ đề   RSS   
  • #614489 25/07/2024

    baotrung180101

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/06/2024
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chằm Zn có nghĩa là gì? Người bị bệnh trầm cảm có phải bắt buộc chữa bệnh không?

    "Chằm Zn" là một thuật ngữ của gen Z đang rất được giới trẻ quan tâm, sử dụng nhiều trên các nền tảng mạng xã hội đặc biệt là Titok và Facebook. Vậy thì thuật ngữ "Chằm Zn" có nghĩa là gì?

    Chằm Zn có nghĩa là gì?

    Để giải nghĩa cụm từ thông dụng này của giới trẻ, chúng ta cần phân tích qua ba bước.

    - "Chằm Zn" được hiểu là "trằm kẽm" (trong đó Zn là ký hiệu hóa học của kẽm) và tiếp tục nói lái sẽ thành "trầm cảm".

    - Về cách đọc, cụm từ này được đọc là "chằm kẽm".

    - Về mặt ý nghĩa, cụm từ được dùng để biểu đạt cảm xúc bất lực, buồn bã hay bực dọc về một câu chuyện, tình huống nào đó.

    Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, thế hệ Z thường dùng từ “chằm Zn” với ý nghĩa nhẹ nhàng hơn, nhằm biểu thị sự mệt mỏi, chán nản, bất lực trước một sự việc nào đó.

    Dù có xuất phát từ thuật ngữ y tế, các bạn trẻ thường sử dụng "Chằm Zn" để chia sẻ và nhận được sự đồng cảm từ bạn bè khi gặp phải những cảm xúc này trong cuộc sống hàng ngày, do áp lực từ công việc hoặc học tập.

    Như vậy, có thể thấy, chằm Zn là một từ nói lái của trầm cảm - căn bệnh vốn chưa nhận được sự quan tâm thực sự của xã hội.

    cham-zn-nghia-la-gi

    Người bị bệnh trầm cảm có phải bắt buộc chữa bệnh không? Triệu chứng lâm sàng bệnh trầm cảm ra sao?

    Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 82 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về bắt buộc chữa bệnh như sau:

    - Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;

    Theo đó, trong trường hợp người bị bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát thì thuộc đối tượng bắt buộc phải chữa bệnh.

    Đồng thời, tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Bài 20 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp kèm theo Quyết định 2058/QĐ-BYT ngày 14 tháng 05 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế có nêu về các triệu chứng lâm sàng của giai đoạn trầm cảm như sau:

    (*) Các triệu chứng lâm sàng của giai đoạn trầm cảm:

    - Ba triệu chứng chính: 

    + Khí sắc trầm: Khí sắc thay đổi ít từ ngày này sang ngày khác và thường không tương xứng với hoàn cảnh, được duy trì trong ít nhất hai tuần.

    + Mất mọi quan tâm thích thú trong các hoạt động.

    + Giảm năng lượng và tăng sự mệt mỏi.

    - Bảy triệu chứng phổ biến khác:

    + Giảm sự tập trung chú ý;

    + Giảm tính tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc quyết định;

    + Ý tưởng bị tội và không xứng đáng;

    + Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan;

    + Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát;

    + Rối loạn giấc ngủ;

    + Thay đổi cảm giác ngon miệng (tăng hoặc giảm) với sự thay đổi trọng lượng cơ thể tương ứng.

    - Các triệu chứng cơ thể (sinh học) của trầm cảm:

    + Mất những quan tâm thích thú trong những hoạt động thường ngày gây thích thú;

    + Mất phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh thường làm vui thích;

    + Buổi sáng thức giấc sớm 2 giờ trước thường ngày;

    + Trạng thái trầm cảm nặng hơn vào buổi sáng;

    + Có bằng chứng khách quan về sự chậm chạp tâm thần vận động hoặc kích động (được người khác nhận thấy hoặc kể lại);

    + Giảm những cảm giác ngon miệng;

    + Sút cân (5% hoặc nhiều hơn trọng lượng cơ thể so với tháng trước);

    + Mất hoặc giảm hưng phấn tình dục rõ rệt.

    - Các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác trong giai đoạn trầm cảm có thể có hoặc không xuất hiện.

     
    65 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận