Cha nuôi, mẹ nuôi có được thay đổi thông tin trong giấy khai sinh của con?

Chủ đề   RSS   
  • #601575 01/04/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cha nuôi, mẹ nuôi có được thay đổi thông tin trong giấy khai sinh của con?

    Nhận con nuôi là việc thiết lập mối quan hệ nhân thân đối với những người không cùng dòng máu với nhau. Vậy trường hợp người nhận nuôi con nuôi có được quyền thay đổi thông tin được ghi Giấy khai sinh của trẻ? 
     
    cha-nuoi-me-nuoi-co-duoc-thay-doi-thong-tin-trong-giay-khai-sinh-cua-con?
     
    1. Đối tượng được nhận nuôi con nuôi
     
    Trẻ sẽ được các đối tượng quy định căn cứ tại Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010 nhận nuôi con nuôi theo thứ tự như sau:
     
    - Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
     
    - Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước.
     
    - Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.
     
    - Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
     
    - Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
     
    Theo đó, trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.
     
    2. Điều kiện đối với người nhận nuôi 
     
    Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
     
    - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
     
    - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
     
    - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
     
    - Có tư cách đạo đức tốt.
     
    3. Đối tượng nào không được nhận con nuôi?
     
    Cụ thể tại khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định rõ các đối tượng sau đây sẽ không được nhận con nuôi nếu thuộc trường hợp sau:
     
    - Người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên mà nhận con nuôi.
     
    - Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
     
    - Người đang chấp hành hình phạt tù.
     
    - Người chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác.
     
    - Có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.
     
    - Đối tượng dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
     
    Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.
     
    4. Cha mẹ nuôi có được thay đổi Giấy khai sinh?
     
    Cụ thể Điều 19 Thông tư 04/2020/TT-BTP người nhận nuôi con muốn thay đổi, bổ sung thông tin hộ tịch của con nuôi thì thực hiện như sau:
     
    Sau khi được giải quyết cho làm con nuôi, theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi, UBND nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con nuôi thực hiện thay đổi hộ tịch theo quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 46 Luật hộ tịch 2014.
     
    Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi, trẻ chưa xác định được cha, mẹ thì theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi, UBND nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con nuôi thực hiện bổ sung thông tin của cha, mẹ nuôi vào phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh; mục Ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”.
     
    Trường hợp con riêng được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi, nếu Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh còn để trống phần khai về cha hoặc mẹ, UBND nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con nuôi bổ sung thông tin về cha dượng hoặc mẹ kế vào phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh; mục Ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha nuôi” hoặc “mẹ nuôi”.
     
    Nếu Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh có đủ phần khai về cha và mẹ, thì theo yêu cầu của cha nuôi hoặc mẹ nuôi, UBND nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con nuôi thực hiện thay đổi phần khai về cha dượng hoặc mẹ kế vào phần khai về cha hoặc mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh; mục Ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha nuôi” hoặc “mẹ nuôi”.
     
    Như vậy, tùy vào trường hợp trẻ đã xác định được cha mẹ ruột của mình chưa thì cha mẹ nuôi mới có quyền thay đổi Giấy khai sinh của con nuôi, nếu trẻ đã có thông tin đầy đủ thì cha mẹ nuôi chỉ cần bổ sung thông tin thêm.
     
    1105 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (03/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #601614   02/04/2023

    Cha nuôi, mẹ nuôi có được thay đổi thông tin trong giấy khai sinh của con?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Nhiều người nhận con nuôi nhưng cứ nghĩ đem con về nuôi thì nó là con nuôi của mình, tuy nhiên cần phải lưu ý khi nhận con nuôi cần làm thủ tục nhận con nuôi. Sau đó khi muốn thay đổi thông tin của con trong giấy khai sinh thì tùy vào trường hợp trẻ đã xác định được cha mẹ ruột của mình chưa thì cha mẹ nuôi mới có quyền thay đổi Giấy khai sinh, nếu đã xác định rồi thì chỉ có thể bổ sung thông tin cha me nuôi trong giấy khai sinh thôi. Có thể thấy pháp luật ưu tiên cha mẹ ruột hơn cha mẹ nuôi.
     
     
    Báo quản trị |