Cha mẹ cho con đất rồi có lấy lại được không? Nếu con mất trước thì đất đó chia thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #611333 09/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 515 lần
    SMod

    Cha mẹ cho con đất rồi có lấy lại được không? Nếu con mất trước thì đất đó chia thế nào?

    Nếu cha mẹ đã cho con đất rồi nhưng vì lý do nào đó mà muốn lấy lại thì có được không? Trường hợp đã cho nhưng con mất trước cha mẹ thì đất đó được chia thế nào?

    Cha mẹ cho con đất rồi có lấy lại được không?

    Theo Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho bất động sản như sau:

    - Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

    - Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản (Tức lúc này đã thực hiện đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai, đã được ghi vào sổ địa chính)

    Theo đó, kể từ thời điểm hợp đồng tặng cho có hiệu lực thì người được tặng cho đã xác lập quyền sở hữu của mình đối với bất động sản được tặng cho.

    Tuy nhiên, theo Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho tài sản có điều kiện như sau:

    - Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    - Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

    - Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Như vậy, trường hợp hợp đồng tặng cho đất không có điều kiện thì kể từ khi hợp đồng tặng cho có hiệu lực thì cha mẹ sẽ không được quyền đòi lại. 

    Tuy nhiên, nếu hợp đồng tặng cho đất có điều kiện thì nếu như con cái không thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại dù cho đất đã được chuyển giao.

    Nếu con mất trước thì đất đã cho được chia thế nào?

    Theo quy định tại Điều 33, Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP:

    - Nếu tài sản được cha mẹ vợ, cha mẹ chồng tặng cho chung cho vợ chồng thì tài sản đó được xem là tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, lúc này di sản người mất để lại là 1/2 phần đất đã được cho.

    - Nếu tài sản được cha mẹ vợ, cha mẹ chồng tặng cho riêng cho vợ, chồng thì tài sản đó được xem là tài sản riêng của vợ, chồng. Theo đó, lúc này di sản người mất để lại là toàn bộ phần đất đã được cho.

    Việc phân chia di sản sẽ chia làm 2 trường hợp như sau:

    1) Con mất không để lại di chúc

    Con mất không có di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. 

    Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật quy định:

    - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Theo quy định trên, người mất không để lại di chúc thì tài sản của người mất sẽ được chia theo hàng thừa kế.

    Như vậy, khi con mất thì phần di sản sẽ được chia đều cho những người trong hàng thừa kế thứ nhất. Nếu không còn ai ở hàng này thì sẽ xét đến hàng kế tiếp.

    2) Con mất có để lại di chúc hợp pháp

    Nếu con mất có để lại di chúc thì việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo di chúc. Tuy nhiên, Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

    - Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    + Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    + Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    - Quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.

    Theo quy định trên, con chưa thành niên, con thành niên mà không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

    Như vậy, nếu con để lại di chúc mà không chia cho những người theo quy định trên thì họ vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. Phần di sản còn lại chia theo di chúc.

     
    2928 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (12/06/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận