Cây gậy nhỏ có phải là hung khí nguy hiểm không?

Chủ đề   RSS   
  • #471762 22/10/2017

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 209 lần


    Cây gậy nhỏ có phải là hung khí nguy hiểm không?

    Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 thì khi một người dùng hung khí nguy hiểm cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật dưới 11% cũng đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Như vậy, tìm hiểu bản chất của "hung khí nguy hiểm" sẽ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác xử lý tội phạm, bởi việc dùng hung khí nguy hiểm sẽ làm tăng tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội nên đây là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    Tại tiểu mục 3.1 mục III của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP có quy định:

    3.1. Tình tiết "dùng hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS

    "Dung hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

    Ví dụ: Theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì dao nhọn là phương tiện nguy hiểm và đã được A sử dụng gây thương tích cho B thì thuộc trường hợp "dùng hung khí nguy hiểm".

    Tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 của Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP nêu trên đã hướng dẫn:

    “2.1. Vũ khí là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).

    2.2. "Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

    a. Về công cụ, dụng cụ

    Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...

    b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

    Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...

    c. Về vật có sẵn trong tự nhiên

    Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...".

    Như vậy, theo quy định trên thì một cây gỗ nhỏ cũng có thể trở thành hung khí nguy hiểm nếu nó cứng và chắc.

    Ngoài ra, các bạn có thể giúp mình xác định một cành cây cao su (nó thuộc cây gỗ giòn) hay cây bút bi, nước sôi có phải là hung khí nguy hiểm hay không nhé? mình cũng đang thật sự rất vướng mắc.

     
    12512 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #471860   23/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    Đối với 1 võ sư thì tay của họ đích thực là một loại vũ khí nguy hiểm

     
    Báo quản trị |  
  • #471923   23/10/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 209 lần


    xuất phát từ bản chất của khái niệm "hung khí nguy hiểm" nó khó có thể được hiểu là những bộ phận trên cơ thể con người. Do đó, các bộ phận trên cơ thể như tay, chân, đầu,.. không nên được xem là hung khí nguy hiểm (mặc dù cú đấm đó đôi khi còn mạnh hơn cả việc dùng một cây sắt đánh vào). Theo quan điểm của bạn thì ngoài cú đấm của một võ sư ra, thì những vật nào có thể được xem là hung khí nguy hiểm nữa? 

     
    Báo quản trị |  
  • #472071   24/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    Nói theo cách trong phim kiếm hiệp thì mọi vũ khí có thể giết được người đều gọi là lợi khí.

    Nói theo pháp luật ngày nay thì bất cứ thứ gì gây nguy hiểm đến tính mạng hay sức khỏe của nạn nhân đều có thể là "hung khí nguy hiểm". Chẳng hạn như cơm, thịt, phở, bún hay nước, ... nếu bị ép ăn quá nhiều có thể đau dạ dày => lúc đó nó là hung khí nguy hiểm.

     
    Báo quản trị |  
  • #472074   24/10/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 209 lần


    Cảm ơn về sự phản hồi của bạn. Tuy nhiên, theo quan điểm của mình thì những nội dung bạn kể trên khó có thể được coi là"hung khí nguy hiểm". Bởi bản chất của hung khí nguy hiểm phải là những vật mà người phạm tội dùng nó để gây tác động lớn hơn với tội phạm. Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Bạn có thể liệt kê thêm những vật mà bạn nghĩ là hung khí nguy hiểm để chúng ta cùng thảo luận tiếp

     
    Báo quản trị |  
  • #472080   24/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    Những thứ hung khí có thể khắp nơi quanh ta

    Một cây kim hay cái bút chì cũng có thể chọc mù mắt

    Một sợi dây có thể dùng để siết cổ

    Một cái ly uống nước có thể đập vào đầu nạn nhân, mảnh vỡ có thể cứa vào tay.

    Bàn ghế, hay thậm chí sách (bìa cứng) có thể dùng làm vũ khí

     

     
    Báo quản trị |  
  • #472115   25/10/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công.Việc xác định được phương tiện nguy hiểm là rất khó vì tùy vào mục đích cũng như cách sử dụng nó. 

     
    Báo quản trị |  
  • #472157   25/10/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Cần phải xem xét lại là cây gậy gỗ nhỏ mà bạn đề cập là nhỏ bao nhiêu.

    Theo mình nghĩ, nếu nó nhỏ như một cây roi, đường kính 1cm chẳng hạn (không sắc nhọn) thì không thể xem là hung khí nguy hiểm được.

    Tất nhiên, cây roi mà mình đề cập cũng có khả năng gây chết người nhưng đó là tùy vào cách người sử dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #472171   25/10/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Pháp luật đã quy định các vật thể có sẵn trong tự nhiên như gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt... đều có thể bị xem là hung khí nguy hiểm khi náo được sử dụng để tấn công người khác. Do đó, không loại trừ trường hợp cây gật nhỏ cũng có thể bị xem là hung khí nguy hiểm khi nó được sử dụng trong các vụ việc có yếu tố hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #472740   29/10/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 209 lần


    "đoạn gậy cứng, chắc". Nếu như đó là một cành cây cao su thì sao bạn? bởi theo tính chất thì cây cao su là cây thân giòn chứ không phải là cây thân chắc. Nếu trong trường hợp này Tòa án ra bản án tuyên cây cao su đó là hung khí nguy hiểm liệu có đúng với quy định của pháp luật không?

     
    Báo quản trị |  
  • #472743   29/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    Không có pháp luật nào quy định cụ thể cành cây cao su có phải là hung khí nguy hiểm hay không.

    Nếu cành cây đó được dùng để đánh vào đầu nạn nhân, nhất là khi nạn nhân là nam cao to và đội mũ bảo hiểm nữa, thì khó mà gọi đó là hung khí.

    Thế nhưng nếu cũng cành cây đó được dùng để dọa chọc mù mắt nạn nhân đang nằm dưới đất, không sức chống cự, thì đó có thể gọi là hung khí rồi.

     
    Báo quản trị |