TÀI LIỆU MÔN HỌC LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Chủ đề   RSS   

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #449627   16/03/2017

    lananhtks
    lananhtks

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập thương mại quốc tế

    cho em hỏi hợp đồng thương mại quốc tế khi các bên chọn luật thì sẽ gặp phải những hạn chế nào ạ ?  tại sao nguyên tắc chọn luật trong tư pháp quốc tế vẫn được áp dụng ngay cả khi hợp đồng đã loại trừ pháp luật quốc gia

     
    Báo quản trị |  
  • #472068   24/10/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 156 lần


    Câu hỏi ôn tập môn Luật thương mại quốc tế

    NHẬN ĐỊNH ĐÚNG HOẶC SAI

    1. Chỉ những hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia mớiđược coi là thương mại quốc tế.

    SAI, vì ở trong lãnh thổ của 01 quốc gia cũng xảy ra hoạt động thươngmại quốc tế, như hoạt động buôn bán ra vào khu vực chế xuất là phải đóng thuế,làm thủ tục hải quan (theo luật hải quan) đây là hoạt động thương mại quốc tế.Vì vậy TMQT trong nước giống như ở nước ngoài là hoạt động TMQT.

    2. Chỉ những quốc gia có chủ quyền mới là chủ thể của luật thương mạiquốc tế

    SAI, vì theo lý thuyết thì quốc gia phải có chủ quyền nhưng trong thựctiễn một số quốc gia không có chủ quyền nhưng vẫn tham gia Luật TMQT, nhưcác  nước Hồng Kong, Ma Cao, Đài Loan họ vẫn chính thức tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO.

    3.Trong trường hợp chủ thể là quốc gia thì chỉ những quốc gia có chủ quyềnmới có thể trở thành chủ thể của luật thương mại quốc tế.

    SAI, vì theo lý thuyết thì quốc gia phải có chủ quyền nhưng trong thực
    tiễn một số quốc gia không có chủ quyền nhưng vẫn tham gia Luật TMQT, nhưcác nước Hồng Kong, Ma Cao, Đài Loan họ vẫn chính thức tham gia tổ chứcthương mại quốc tế WTO.

    4. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký kết bằng văn bản.

    Sai, vì theo điều 11 công ước viên 1980 quy định “ hợp đồng mua bánkhông cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ mộtyêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể chứng minhbằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng. Và theo khoản 2 điều 27Luật Thương mại năm 2005 của VN quy định thì mua bán hàng hóa quốc tếphải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thứckhác có giá trị pháp lý tương đương.

    5. Khi xác định hành vi phá giá của một doanh nghiệp đã thỏa mãn các điềukiện thì một doanh nghiệp của nước nhập khẩu có thể khởi kiện doanhnghiệp bán phá giá đó.

    SAI, vì theo điều 5 hiệp định thực thi điều VI của Hiệp định chung vềthuế quan và thương mại 1994 (Hiệp định AD) thì một doanh nghiệp của nướcnhập khẩu không thể khởi kiện được mà phải được sự ủng hộ 5 doanh nghiệpcủa nước nhập khẩu. Đơn yêu cầu sẽ được coi là được yêu cầu bởi ngành sảnxuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó. Tuy nhiên, điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bày tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.

    Vd: Giả sử ngành sản xuất mặt hàng A của nước B muốn kiện các nhàxuất khẩu Việt Nam vì đã bán phá giá mặt hàng A vào nước B.Nếu ngành sản xuất mặt hàng A của nước B có tổng cộng 5 nhà sản xuất (NSX), trong đó:

    • NSX 1 sản xuất ra 9% tổng sản lượng nội địa A của nước B

    • NSX 2 sản xuất ra 5% tổng sản lượng nội địa A của nước B

    • NSX 3 và 4 sản xuất ra 15% tổng sản lượng nội địa A của nước B

    • NSX 5 sản xuất ra 56% tổng sản lượng nội địa A của nước B
    Nếu NSX 4 (15%) khởi kiện, các NSX 1 (9%), 2 (5%), 3 (15%) đều bày tỏý kiến về việc khởi kiện này và NSX 5 (56%) không có ý kiến gì thì:
    Nếu NSX 2 (5%) ủng hộ, NSX 1 (9%) và 3 (15%) phản đối: tổng sản lượng của các NSX ủng hộ (NSX 4 và 2) là 20% nhỏ hơn so với 24% tổng sản lượng của các NSX phản đối (NSX 1 và 3) => Đơn kiện sẽ bị bác do khôngthoả mãn điều kiện i).

    • Nếu NSX 1 (9%) ủng hộ, NSX 2 (5%) và 3 (15%) phản đối: tổng sản lượng của các NSX ủng hộ (NSX 4 và 1) là 24% lớn hơn so với 20% tổng sảnlượng của các NSX phản đối (NSX 2 và 3) nhưng lại nhỏ hơn 25% => Đơnkiện sẽ bị bác do thoả mãn điều kiện i) nhưng không thỏa mãn điều kiện ii).

    6.Tất cả các tập quán thương mại đều là nguồn của luật thương mại quốctế.

    SAI, vì không phải bất kỳ tập quán thương mại nào cũng được xem là tậpquán thương mại quốc tế. Tập quán thương mại chỉ được xem là tập quánthương mại quốc tế với tư cách là nguồn của Luật Thương mại quốc tế khi nóthỏa mãn các điều kiện pháp lý như sau: tập quán thương mại quốc tế là thóiquen trong thương mại được hình thành từ lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng,chỉ có một cách hiểu duy nhất, được áp dụng liên tục và được đa số các chủ thểtrong thương mại quốc tế hiểu biết và chấp nhận.

    7. Khi chủ thể là quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế giốngnhư các thương nhân thì luôn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.

    ĐÚNG, nhưng để thuận tiện cho việc tham gia các quan hệ quốc tế thìthông thường các quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp. Có thể khi kí kết hợpđồng trong trường hợp này tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp thì lúc đóquốc gia giống như một thương nhân, cá nhân.

    8. Hàng hóa được hưởng GSP phải là những hang hóa có xuất xứ hoàn toàntrong nước hoăc có nguyên vật liệu được nhập khẩu nhưng đã qua quátrình gia công tái chế cần thiết.

    SAI, vì các điều kiện về hàng hóa được hưởng GSP còn có nguyên tắcngoại lệ là nguyên tắc cộng gộp khu vực. Về cơ bản, điều kiện về hàng hóa phảicó nguồn gốc xuất xứ tại nước được hưởng hoặc nhập khẩu nhưng đã trãi quaquá trình gia công tái chế cần thiết. Theo các chế độ của 1 số nước cho hưởng, quy tắc này đã được mở rộng để 01 số sản phẩm có thể được sản xuất và hoànthiện tại 01 nước được hưởng từ các nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phần nhậpkhẩu từ những nước được hưởng nói trên, thì tất cả các nước được hưởng đềuđược coi là khu vực duy nhất cho mục đích xác định xuất xứ. Do đó, xuất xứcộng gộp được đưa ra với phạm vi rộng và theo nhiều điều kiện khác nhau.

    VD: EU cho các nước ASEAN hưởng thì nguyên vật liệu của VN lấy của Singapor thì được xem là nguyên vật liệu của VN.

    9. Khi quốc gia đã chấp nhận cho các cơ quan xét xử xét xử mình khi xảy ratranh chấp thì quốc gia sẽ bị giàng buộc bởi các phán quyết cơ quan cóthẩm quyền tài phán.

    Đúng, vì khi quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại với tư cáchgiống như là các thương nhân thì khi quốc gia đã chấp nhận cho các cơ quan xétxử xét xử mình khi xảy ra tranh chấp thì quốc gia sẽ bị giàng buộc bởi các phánquyết cơ quan có thẩm quyền tài phán.

    10.Tất cả các trường hợp bán với giá thấp hơn 2% giá trị thông thường củasản phẩm và gây thiệt hại cho ngành sản xuất của nước sở tại đều được coilà hành vi phá giá và bị áp dụng thuế đối kháng.

    SAI, vì theo khoản 8 điều 5 hiệp định AD quy định điều kiện được coi làphá giá khi biên độ phá giá lớn hơn 2%, bán thấp hơn 2% của giá xuất khẩu.

    Trong trường hợp tổng sản phẩm xuất khẩu của 01 nước phá giá bằng tổng 3%so với tổng giá nhập khẩu cho dù bán phá giá 10% vẫn được. nhưng tổng sốcácsản phẩm tương tự của những nước này được nhập vào nước nhập khẩuchiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu.

    11. Công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa được áp dụng cho tất cảcác hợp đồng mua bán hàng hóa mà các bên chủ thể có quốc tịch ở cácnước là thành viên của công ước.

    SAI, vì theo khoản 3 điều 1 Công ước viên 1980 quốc tịch của các bên,quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại củahợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của công ước này.

    12. Theo công ước viên 1980 thì sự im lặng được coi như là sự đồng ý chấpnhận chào hàng.

    SAI, vì theo khoản 1 điều 18 công ước viên 1980 “Một lời tuyên bố haymột hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàngcấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác vì không mặc nhiêncó giá trị một sự chấp nhận.

    13. Chấp nhận chào hàng chỉ có giá trị khi người được chào hàng chấp nhậntoàn bộ chào hàng mà không đưa ra bất kỳ một sự sửa đổi nào.

    SAI, vì theo khoản 1 điều 19 Công ước viên 1980 thì một sự phúc đáp cókhuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổsung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nộidung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chàohàng ngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khácbiệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng.Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nộidung của chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng.

    14. Một quốc gia bán phá giá với biên độ phá giá lớn hơn 2 % thì được coi làhành vi phá giá

    SAI, vì ngoài biên độ phá giá lớn hơn 2%, bán thấp hơn 2% của giá xuấtkhẩu và gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiêt hại cho ngành sản xuất của nướcnhập khẩu thì mới được coi là hành vi phá giá.

    15.Thuế chống bán phá giá có thể được áp dụng cao hơn mức phá giá.

    SAI, vỡ theo khoản 3 điều 9 Hiệp định AD Mức thuế chống bán phá giákhông đợc phép vợt quá biên độ bán phá giá đợc xác định theo Điều 2.

    16. Một đề nghị được gửi tới nhiều người không xác định cũng được coi làmột chào hàng

    SAI, vì theo khoản 2 điều 14 công ước viên 1980 Một đề nghị gửi chonhững người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phingười đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.

    17.Theo công ước viên 1980, khi hủy bỏ hợp đồng các bên phải hoàn trả chonhau những gì đã nhận.

    SAI, vì theo khoản 2 điều 81 công ước viên 1980 “Bên nào đã thực hiệntoàn phần hay một phần hợp đồng có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đãcung cấp hay đã thanhtoán khi thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị buộcphải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này cùng một lúc”. Vì vậy, khihủy bỏ hợp đồng các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận nếu cả haibên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này cùng mộtlúc.

    18. Mức bồi thường thiệt hại theo công ước viên năm 1980 là toàn bộ nhữngtổn thất do hành vi phạm hợp đồng gây ra.

    SAI, vì theo điều 74 công ước viên 1980 “Tiền bồi thường thiệt hại xảy rado một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợibị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu qủa của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồithường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị viphạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng nhưmột hậu qủa có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họđã biết hoặc đáng lẽ phải biết”

    19.Theo hiệp định SMC thì mức trợ cấp cho phép chỉ là 1%.

    SAI, vì theo hiệp định SMC thì đối với các nước phát triên mức trợ cấp
    không quá 1%, các nước đang phát triển mức trợ cấp ≤ 2% và các nước kém
    phát triển thì mức trợ cấp ≤ 3%

    20. Khi các bên không thỏa thuận áp dụng, điều ước quốc tế và luật củaquốc gia không viện dẫn áp dụng thì tâp quán thương mại quốc tế sẽ khôngthể nào áp dụng đối với các chủ thể.

    ĐÚNG, vì theo Inconterms 2000 thì tập quán thương mại quốc tế chỉ cógiá trị pháp lý bắt buộc các bên thực hiện khi họ thỏa thuận dẫn chiếu đến tronghợp đồng.

    21. Sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng luôn có giá trị cao hơn cácquy định trong tập quan thương mại quốc tế.

    ĐÚNG, vì theo Điều 12 của Incoterms 2000 thì các điều thỏa thuận riêngbiệt có giá trị pháp lý cao hơn cả các điều giải thích trong Incoterm. Trên thực tếcác điều khoản của Incoterms có thể không phù hợp với một số thói quen giaodịch đối với một số ngành nghề hoặc một số tập quan khu vực nào đó. Do vậy,trong một số trường hợp, trong quá trình giao kết hợp đồng các bên có thể thoa thuận dẫn chiếu đến tập quán của một ngành riêng biệt, tập quán của một địaphương hoặc những thực tiễn mà bản thân các bên đã tạo nên trong quá trìnhgiao dịch thương mại quốc tế trước đó của họ.

    22. Chủ thể của luật thương mại trong nước là chủ thể của luật thương mạiquốc tế.

    SAI, vì chủ thể của luật thương mại trong nước là thương nhân còn chủthể của luật thương mại quốc tế là cá nhân, pháp nhân và quốc gia
     

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhlong3110 vì bài viết hữu ích
    DilBahadur (05/11/2018) EIML2205 (02/11/2020)
  • #474666   15/11/2017

    Vấn đề liên quan Biểu cam kết WTO

    em đang bị vướng mắt chỗ dịch vụ vận tải đường bộ trong biểu cam kết. 

    Chỗ : Kể từ ngày gia nhập, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và vận tải hành khách thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 49%.

    Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, tùy theo nhu cầu thị trường 32, được phép thành lập liên doanh để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa, trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51%.

    - cho em hỏi 2 ý;

    + thứ nhất :Chỗ 'thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh" . Cho em hỏi liên doanh chỗ này là hợp đồng liên doanh hay chỉ đơn ý nghĩa là liên doanh

    + thứ 2: cho em hỏi là thành lập liên doanh nó khác hợp đồng liên doanh hay liên doanh không ạ, em bị rối chỗ này, mong được mọi người giải đáp phần liên doanh ạ. Em xin cảm ơn :D 

     
    Báo quản trị |  
  • #480285   28/12/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1397)
    Số điểm: 11702
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Cảm ơn chủ nhân bài viết đã chia sẻ những tài liệu rất quan trọng có liên quan đến một môn học được xem là rất khó đối với các bạn sinh viên. Trong bộ tài liệu mà bạn đưa ra, mình thấy đã tương đối đầy đủ rồi, nhưng trong đó có vẻ thiếu đi một  hiệp định rất quan trọng mà luôn được đem ra so sánh để làm rõ vấn đề với hiệp định GATT 1994, đó là GAST về thương mại dịch vụ nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #484188   01/02/2018

    Hien97
    Hien97

    Sơ sinh


    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Thương mại quốc tế

    sự khác biệt của cơ chế giải quyết tranh chấp của gatt 1947 và wto như thế nào ạ

     
    Báo quản trị |