Câu hỏi môn Pháp luật đại cương

Chủ đề   RSS   
  • #360392 02/12/2014

    thanhnhi811

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Câu hỏi môn Pháp luật đại cương

    1. hình thức của quy phạm pháp luật. cách thức thể hiện quy phạm pháp luật

    2.phân biệt quy phạm pháp luật và điều luật. cho vd minh họa

     
    17012 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449631   16/03/2017

    Gagagirl
    Gagagirl

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2016
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 30 lần


    Đây là ý kiến của mình, bạn tham khảo nha.

    - Cách thức thể hiện quy phạm pháp luật là các quy định của nguồn luật.

    - Phân biệt quy phạm pl với điều luật thì" quy phạm là nội dung, điều luật là hình thức thể hiện". Có thể có nhiều quy phạm trong 1 điều luật, cũng có trường hợp quy phạm dc thể hiện trong nhiều điều luật.

    "Pháp luật là đạo đức biểu hiện ra bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong"

    -Abraham Lincoln-

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Gagagirl vì bài viết hữu ích
    thanhchiencn (17/03/2017)
  • #449714   17/03/2017

    Theo mình thì các câu hỏi của bạn được giải quyết như sau

     

    1.       Hình thức, cách thức thể hiện của quy phạm pháp luật gồm 3 phần:

    Giả định: là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.

    Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu. Nó nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra.

    Chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.

    Tuy nhiên không nhất thiết là một quy phạm pháp luật phải có đầy đủ cả ba bộ phận này.

     

    2.       Quy phạm pháp luật là đơn vị cơ bản của pháp luật, cấu thành pháp luật trên phương diện nội dung còn điều luật là biểu hiện về mặt hình thức. Điều luật và các quy phạm pháp luật có thể trùng khớp với nhau hoặc không.

     

    - Trùng khớp là khi điều luật và quy phạm pháp luật là một. Ví dụ:

    Điều 181 Bộ luật hình sự 2015:  Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

    Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

    - Không trùng khớp là khi một điều luật chứa nhiều quy phạm pháp luật hoặc một quy phạm pháp luật được thể hiện ở các điều luật khác nhau ở các văn bản khác nhau như luật, nghị định, thông tư… Ví dụ:

    Điều 160 Bộ luật Dân sự 2015. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

    1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

    Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    2. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

    3. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.

    Có thể thấy điều luật này chứa đến 3 quy phạm pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhchiencn vì bài viết hữu ích
    camerangoctri (28/10/2021)