Câu chuyện sập giàn giáo và trách nhiệm của công ty

Chủ đề   RSS   
  • #601737 12/04/2023

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1199)
    Số điểm: 8800
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Câu chuyện sập giàn giáo và trách nhiệm của công ty

    Trường hợp sập giàn giáo, là tai nạn nghiêm trọng do không thực hiện đầy đủ, sai các quy định về an toàn lao động dẫn tới nhiều người thương vong. Khi có người lao động bị thiệt hại về sức khỏe, thậm chí tính mạng góc độ pháp luật điều chỉnh ra sao.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluat/ẢNH BÀI VIẾT/Câu chuyện sập giàn giáo và trách nhiệm của công ty.png

    Căn cứ Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định như sau: Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người:

    Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    -  Làm chết người;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    -  Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    ..."

    Mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Căn cứ Điều 3, Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLDTBXB quy định các trường hợp được bồi thường:

    -  Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

    -  Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên).

    Mức bồi thường: Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này được tính như sau:

    -  Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    Trợ cấp tai nạn lao động: Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).

    - Mức trợ cấp: Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;

    Như vậy đối với việc người lao động bị tai nạn sập giàn giáo xét về góc độ truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải qua quá trình điều tra cơ quan có thẩm quyền để xác định có hay không có lỗi trong việc quản lý của người sử dụng lao động mới đưa ra kết luận cho nội dung này.

    Mặt khác người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp cũng như mức bồi thường cho thân nhân của người lao động bị tai nạn theo quy định cụ thể: Bồi thường Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho thân nhân của người lao động chết ; trợ cấp Ít nhất 12 tháng tiền lương cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động .

     

     
    486 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận