Cấp sổ đỏ trong trường hợp mua bán lại theo hợp đồng ủy quyền

Chủ đề   RSS   
  • #509794 10/12/2018

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Cấp sổ đỏ trong trường hợp mua bán lại theo hợp đồng ủy quyền

    Mình có một vấn đề thắc mắc cần sự hỗ trợ của mọi người. Chị mình định mua lại một căn hộ tái định cư. Tình trạng căn hộ như sau:

    Ông A được cấp 1 suất mua nhà tái định cư nhưng không có nhu cầu mua nên bán lại theo hợp đồng ủy quyền cho bà B và nhận tiền chênh lệch. Bà B sau một thời gian không muốn mua suất căn hộ đó nữa nên bán lại cho nhà chị nhưng chưa đóng tiền mua nhà cho đơn vị quản lý nhà. Giờ nhà chị mua lại ngoài tiền chênh lệch trả cho bà B thì phải trả toàn bộ giá căn hộ gốc cho đơn vị quản lý nhà. Giấy tờ của ông A gồm quyết định bán nhà, phiếu bốc thăm căn hộ, hợp đồng ủy quyền cho bà B. Bây giờ nhà chị mua có làm được sổ đỏ cho căn hộ không?

     

     
    2317 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509871   11/12/2018

    nguyenducphong_123456
    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 122 lần


    Có thời gian mình từng làm bên mảng này, thương căn hộ tái định cư thì sẽ gặp khó khăn trong việc làm sổ (nay là sổ hồng rồi nhé). Thường căn hộ tái định cư kiểu mua theo suất nội bộ nên chỉ làm hợp đồng mua bán với người bán, bên CĐT sẽ có điều kiện là chỉ được chuyển giao sau 5 năm, do đó nếu chị bạn mua, chỉ có thể làm được sổ hồng đứng tên chị bạn sau 5 năm, đồng thời đây cũng là một khó khăn nếu chị bạn có muốn vay ngân hàng vì không làm sổ được và hợp đồng mua bán với người bán rất ít ngân hàng chịu cho vay.

    Cập nhật bởi nguyenducphong_123456 ngày 12/12/2018 09:53:29 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenducphong_123456 vì bài viết hữu ích
    linhtrang123456 (12/12/2018)
  • #509926   12/12/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Trường hợp mua như vậy chắc cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đúng không? Ngoài việc như bạn nói khó khăn trong việc vay ngân hàng thì có khi nào không thể làm sổ hồng không? Mình sợ sau 5 năm cũng không thể làm sổ được.

     
    Báo quản trị |  
  • #509956   12/12/2018

    nguyenducphong_123456
    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 122 lần


    linhtrang123456 viết:

    Trường hợp mua như vậy chắc cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đúng không? Ngoài việc như bạn nói khó khăn trong việc vay ngân hàng thì có khi nào không thể làm sổ hồng không? Mình sợ sau 5 năm cũng không thể làm sổ được.

    Ùm tiềm ẩn nhiều rủi ro đó bạn. Hiểu đơn giản là sau 5 năm người chủ đầu tiên sẽ được cấp sổ hồng đứng tên người chủ đầu tiên, lúc đó bạn với người chủ đó mới cùng nhau công chứng mua bán dứa trên sổ hồng đó, lúc đó chị của bạn mới được sang tên trong sổ hồng. Còn hiện giờ chỉ là sang tên trên hợp đồng ở phòng công chứng, bên chủ đầu tư không ghi nhận trường hợp sang tên cho người khác trước thời hạn 5 năm. Nhưng bạn cũng nên hỏi kỹ về sự ràng buộc của chủ đầu tư với căn hộ đó là như thế nào, nếu không bắt người mua sau 5 năm mới chuyển nhượng thì chị bạn có thể an tâm mua.

     
    Báo quản trị |  
  • #510007   13/12/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Theo mình thì tình huống này nên được xét từ đầu: giao dịch giữa ông A với bà B có hợp lệ hay chưa?

    Mình khá quan tâm đến HĐUQ ở đây có nội dung như thế nào? Chẳng hạn Ông A ủy quyền cho bà B đi thay mặt để quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến suất TĐC như: bốc thăm, nhận nền ngoài thực địa, nhận quyết định giao nền, nộp tiền sử dụng đất, làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, …

    Tuy nhiên, dù có như vậy thì sau khi hoàn thành thủ tục UQ, tất cả các chứng từ, giấy tờ cũng đều đứng tên ông A thôi, bà B lấy căn cứ ở đâu để xác lập quyền sở hữu với phần đất TĐC này?.

    Thực tế, HĐUQ này chẳng khác nào một giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác (ở đây là giao dịch chuyển nhượng QSDĐ) và hoàn toàn có thể bị tuyên vô hiệu theo khoản 1 Điều 124 BLDS 2015.

    Khi bị tuyên vô hiệu thì 02 bên khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi giao kết hợp đồng, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nhưng rủi ro là ông A không có thiện chí trả lại hoặc đã chi xài hết tiền mà không còn tài sản để thi hành bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền thì việc nhận lại số tiền đã đưa là vô cùng khó khăn.

     

    Về bản chất, STĐC của ông A cũng là 01 loại quyền tài sản (theo quy định tại Điều 115 BLDS 2015). Giao dịch chuyển nhượng STĐC thực chất là việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ của người được TĐC sang cho người nhận chuyển nhượng, đây là giao dịch dân sự, pháp luật không cấm

    Theo đó, ông A hoàn toàn có quyền chuyển nhượng lại quyền này thông qua thực hiện hợp đồng chuyển nhượng lại “quyền mua suất tái định cư” này mà hoàn toàn không cần đến HĐUQ.

    Và việc chuyển nhượng suất tái định cư (STĐC) chỉ được cho là ok, ít rủi ro nhất khi đã bốc thăm nền TĐC. Vì lúc đó thì phần đất đã được các cơ quan có thẩm quyền xác định bằng văn bản về khu TĐC, vị trí lô nền, mã nền, diện tích và trục đường của lô nền cho người được bố trí TĐC - tức là người được bố trí TĐC chỉ còn chờ được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ thôi.

     
     
    Báo quản trị |