CẤP PHÙ HIỆU XE THÔNG QUA HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI

Chủ đề   RSS   
  • #450658 30/03/2017

    bienlc

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2015
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 585
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 10 lần


    CẤP PHÙ HIỆU XE THÔNG QUA HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI

    Xe ô tô dù thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức hay pháp nhân khi thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật hiện hành đều bắt buộc phải gắn phù hiệu. Việc đăng ký phù hiệu có thể được cá nhân thực hiện bằng chính tên chủ xe đối với xe cá nhân hoặc thông qua công ty kinh doanh vận tải đối với xe thuộc sỡ hữu của doanh nghiệp, tuy nhiên xin cấp phù hiệu xe qua cách này mất rất nhiều thời gian. Hợp tác xã vận tải là tổ chức kinh tế được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô có chức năng đăng ký phù hiệu, việc xin cấp phù hiệu xe thông qua Hợp tác xã là cách nhanh nhất, tiện lợi nhất cho chủ thể hoạt động kinh doanh vận tải có được phù hiệu xe như ý muốn. Vì vậy loại hình Hợp tác xã vận tải những năm gần đây được thành lập ngày càng nhiều và đa số hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đăng ký phù hiệu.

    Để thực hiện chức năng đăng ký phù hiệu, trước tiên phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập Hợp tác xã, theo đó:

    Quy trình thủ tục đăng ký thành lập Hợp tác xã

    1. Điều kiện thành lập Hợp tác xã

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 thì Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân đều có thể trở thành viên của hợp tác xã nếu đáp ứng điều kiện:

    -     Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam (đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân);

    -     Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;

    -      Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;

    -      Góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ hợp tác xã;

    Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã gồm: Đại hội thành viên; Hội đồng quản trị; Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát.

    2. Thủ tục thành lập Hợp tác xã

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

    Thành phần hồ sơ (01 bộ) bao gồm:

    1.      Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã;

    2.      Điều lệ của hợp tác xã;

    3.      Phương án sản xuất kinh doanh;

    4.      Danh sách thành viên;

    5.      Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

    6.      Nghị quyết của hội nghị thành lập;

    Bước 2: Nộp hồ sơ

    Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp

    Thẩm quyền tiếp nhận giải quyết: Phòng tài chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi Hợp tác xã đặt trụ sở chính.

    Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký thành lập, Hợp tác xã tiến hành thủ tục xin giấy phép con, tên của giấy này là Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Theo đó:

    Quy trình thủ tục xin Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

    1. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông vận tải 2008 thì Hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải thỏa mãn các điều kiện sau:

    • Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
    • Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
    • Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
    • Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
    • Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

    Ngoài ra, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:

    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.

    Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã đư

    Thủ tục thực hiện

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

    Thành phần hồ sơ (01  bộ) bao gồm:

    1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
    2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký HTX;
    3. Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
    4. Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
    5. Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ);
    6. Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

    Bước 2: Nộp hồ sơ

    Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp

    Thẩm quyền tiếp nhận giải quyết: Sở Giao thông vận tải tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

    Thời gian giải quyết:

    -    Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

    -    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo.

    Như vậy sau khi có giấy phép con Hợp tác xã có thể tiến hành đăng ký phù hiệu vận tải.

    Cập nhật bởi bienlc ngày 30/03/2017 09:32:00 SA Cập nhật bởi bienlc ngày 30/03/2017 09:31:21 SA sửa nội dung

    Lê Biển

    [T]: 093 858 3436

    [E]: bienls18@gmail.com

     
    8314 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn bienlc vì bài viết hữu ích
    hung1134586 (23/09/2022) navietnam-hcm (25/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận