Cập nhật: Quy định mua bán nợ xấu thay đổi từ 1/7

Chủ đề   RSS   
  • #612314 04/06/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 10

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (867)
    Số điểm: 13788
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 287 lần


    Cập nhật: Quy định mua bán nợ xấu thay đổi từ 1/7

    Kể từ ngày 01/7/2024, nhiều quy định mới về mua bán nợ xấu của Thông tư 03/2024/TT-NHNN sẽ có hiệu lực, mang đến những thay đổi quan trọng cho hoạt động này

    (1) Sửa đổi, bổ sung điều kiện mua nợ xấu của Công ty quản lý tài sản

    Trước đây, các quy định về điều kiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường tại Điều 23 Thông tư 19/2013/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 14/2015/TT-NHNN bao gồm 03 điều kiện, cụ thể là:

    - Khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 19/2013/TT-NHNN

    - Được Công ty Quản lý tài sản đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ

    - Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ

    Theo đó, Thông tư 03/2024/TT-NHNN đã bổ sung thêm 01 điều kiện các khoản nợ xấu được mua bởi Công ty Quản lý tài sản theo giá trị thị trường được quy định tại Điều 23 Thông tư 19/2013/TT-NHNN đó là:

    - Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường thì trái phiếu đặc biệt tương ứng với khoản nợ xấu đó còn phải đáp ứng điều kiện chưa đến hạn thanh toán và đang không bị phong tỏa tại NHNN.

    Việc mở rộng thêm điều kiện khi chuyển các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu theo giá trị thị trường thì bắt buộc phải đáp ứng được các điều kiện thanh toán làm tăng khả năng thu hồi nợ hơn cho các Công ty Quản lý tài sản khi mua các khoản nợ xấu.

    (2) Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu thế nào từ 01/7/2024?

    Bên cạnh việc thay đổi điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường, Thông tư 03/2024/TT-NHNN cũng sửa đổi, bổ sung Điều 26 Thông tư 19/2013/TT-NHNN về việc thực hiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản.

    Theo đó, căn cứ Phương án mua nợ theo giá trị thị trường đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, năng lực tài chính, hiệu quả kinh tế và điều kiện thị trường, Công ty Quản lý tài sản quyết định và chịu trách nhiệm về việc mua khoản nợ xấu theo giá trị thị trường.

    Công ty Quản lý tài sản chỉ được mua khoản nợ xấu quy định tại điểm a khoản 7a Điều 3 Thông tư 19/2013/TT-NHNN theo giá trị thị trường sau khi đã thực hiện các công việc sau đây:

    - Đánh giá khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 23 Thông tư 19/2013/TT-NHNN

    - Xác định giá trị thị trường của khoản nợ xấu, kể cả tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đó. Công ty Quản lý tài sản phải định giá hoặc thuê doanh nghiệp thẩm định giá xác định giá trị khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm;

    - Đánh giá hiệu quả kinh tế, rủi ro và khả năng thu hồi vốn mua khoản nợ xấu;

    - Phân tích, đánh giá thực trạng và triển vọng khoản nợ xấu, khách hàng vay, bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ và các điều kiện thỏa thuận mua nợ với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán nợ;

    - Dự kiến các biện pháp khả thi xử lý nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

    Ngoài ra, khi thực hiện chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản thực hiện các công việc quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 23 Thông tư 19/2013/TT-NHNN, việc thỏa thuận giá mua bán khoản nợ xấu theo giá trị thị trường với tổ chức tín dụng Việt Nam, ký kết hợp đồng mua bán nợ theo giá trị thị trường và thực hiện như sau:

    - Công ty Quản lý tài sản nhận lại trái phiếu đặc biệt từ tổ chức tín dụng Việt Nam và thực hiện tất toán trái phiếu đặc biệt, số dư nợ gốc của khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán; chuyển trả cho tổ chức tín dụng Việt Nam số tiền thu hồi nợ mà tổ chức tín dụng Việt Nam được hưởng theo quy định, khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay theo giá trị ghi sổ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán đối với trường hợp một phần khoản nợ xấu đã được chuyển thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay (nếu có). Công ty Quản lý tài sản chuyển giao toàn bộ quyền, nghĩa vụ của khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay cho tổ chức tín dụng Việt Nam;

    - Công ty Quản lý tài sản thanh toán cho tổ chức tín dụng Việt Nam giá mua bán khoản nợ theo thỏa thuận tại hợp đồng mua bán nợ theo giá trị thị trường;

    - Tổ chức tín dụng Việt Nam chuyển trả trái phiếu đặc biệt cho Công ty Quản lý tài sản và nhận thanh toán giá mua bán khoản nợ theo giá trị thị trường, khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay, số tiền thu hồi nợ và xử lý như sau:

    + Trường hợp giá mua bán khoản nợ, số tiền thu hồi nợ và giá trị của khoản vốn góp, vốn cổ phần nhận được từ Công ty Quản lý tài sản cao hơn mệnh giá trái phiếu đặc biệt, tổ chức tín dụng Việt Nam hạch toán phần chênh lệch vào thu nhập trong năm tài chính;

    + Trường hợp giá mua bán khoản nợ, số tiền thu hồi nợ và giá trị của khoản vốn góp, vốn cổ phần nhận được từ Công ty Quản lý tài sản thấp hơn mệnh giá trái phiếu đặc biệt, tổ chức tín dụng Việt Nam sử dụng dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt để bù đắp phần chênh lệch. Trường hợp vẫn còn thiếu, tổ chức tín dụng Việt Nam hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ theo quy định của pháp luật.

    Tổ chức tín dụng Việt Nam hoàn nhập số tiền dự phòng đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt còn lại sau khi thực hiện theo quy định của hai trường hợp trên.

    Việc mua bán khoản nợ xấu theo giá trị thị trường phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản phù hợp với quy định tại Thông tư 19/2013/TT-NHNN, các quy định khác có liên quan.

    Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư 19/2013/TT-NHNN, hợp đồng mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt chấm dứt kể từ thời điểm hợp đồng mua bán nợ theo giá trị thị trường có hiệu lực. Công ty Quản lý tài sản được thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu sau khi trừ giá mua và chi phí xử lý.

    Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu gốc liên quan đến khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản. Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư 19/2013/TT-NHNN, Công ty Quản lý tài sản thực hiện chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu gốc liên quan đến số tiền thu hồi nợ, khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay cho tổ chức tín dụng Việt Nam.

    Thông tư 03/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/7/2024.

     
    88 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận