Cập nhật mới những loại vắc xin bắt buộc phải tiêm năm 2024

Chủ đề   RSS   
  • #612820 14/06/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 27652
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 575 lần
    SMod

    Cập nhật mới những loại vắc xin bắt buộc phải tiêm năm 2024

    Ngày 13/6/2024, Bộ Y tế đã có Thông tư 10/2024/TT-BYT Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc. Cụ thể như sau.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/14/TT-10-2024-TT-BYT.pdf Thông tư 10/2024/TT-BYT

    (1) Cập nhật mới những loại vắc xin bắt buộc phải tiêm năm 2024 

    Bên cạnh 10 loại vắc xin ngừa bệnh truyền nhiễm được quy định tại Thông tư 38/2017/TT-BYT hiện hành thì tại Điều 1 Thông tư 10/2024/TT-BYT có quy định về Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng bắt buộc phải sử dụng vắc xin và lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đã bổ sung thêm Bệnh tiêu chảy do vi rút Rota. Theo đó, đối tượng bắt buộc của loại vắc xin này sẽ là trẻ em và phải uống 02 lần, cụ thể như sau:

    - Uống lần 01: Khi trẻ 02 tháng tuổi.

    - Uống lần 02: Ít nhất 01 sau lần 01.

    Bên cạnh đó, đối với khoảng cách tiêm giữa các mũi tiêm của bệnh viêm gan vi rút B đối với trẻ em thì tại Thông tư 10/2024/TT-BYT có nêu rõ khoảng cách giữa các lần tiêm chủng là mỗi 01 tháng được tính ít nhất là 28 ngày. 

    Đồng thời, đối với phụ nữ có thai chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin bệnh uốn ván có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản thì liều cơ bản ở đây được hiểu là các liều tiêm trước khi đủ 01 tuổi.

    Cạnh đó, Thông tư 10/2024/TT-BYT cũng nêu rõ, đối với những trường hợp chưa tiêm chủng đúng lịch hoặc chưa tiêm chủng đủ liều thì tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nhà sản xuất.

    Vắc xin thuộc Danh mục này sẽ được triển khai tên toàn quốc cho trẻ em, phụ nữ có thai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

    (2) Danh mục bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế phải sử dụng bắt buộc cho người có nguy cơ mắc tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch

    Cụ thể, tại Thông tư 10/2024/TT-BYT đã có một số điều chỉnh đối với danh mục này như sau:

    TT

    Tên bệnh truyền nhiễm

    Vắc xin, sinh phẩm y tế

    1

    Bệnh bạch hầu

    Vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu, huyết thanh kháng độc tố bạch hầu

    2

    Bệnh bại liệt

    Vắc xin bại liệt hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần bại liệt

    3

    Bệnh ho gà

    Vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà

    4

    Bệnh rubella

    vắc xin rubella hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella

    5

    Bệnh sởi

    Vắc xin sởi hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi

    6

    Bệnh tả

    Vắc xin tả

    7

    Bệnh viêm não Nhật Bản B

    Vắc xin viêm não Nhật Bản B

    8

    Bệnh dại

    Vắc xin dại, huyết thanh kháng dại

    9

    Bệnh cúm

    Vắc xin cúm

    10

    Bệnh COVID-19

    Vắc xin phòng COVID-19

    Cạnh đó, việc xác định đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch thuộc Danh mục nêu trên sẽ do Sở Y tế trình UBND tỉnh, thành phố quyết định hoặc theo chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở tỉnh hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vắc xin, sinh phẩm y tế và nguồn lực của địa phương.

    Theo đó, Cục trường Cục Y tế dự phòng, Thủ trường các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư 10/2024/TT-BYT. Trường hợp thực hiện có khó khăn, vướng mắc thì phải phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) đế được xem xét, giải quyết.

    Thông tư 10/2024/TT-BYT sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/8/2024 và thay thế Thông tư 38/2017/TT-BYT.

     
    375 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận