Cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng từ ngày 15/07/2024

Chủ đề   RSS   
  • #612174 31/05/2024

    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3013
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 35 lần


    Cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng từ ngày 15/07/2024

    Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/07/2024 quy định hướng dẫn về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp. Trong đó, Nghị định này có quy định về đối tượng được cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng, mức kinh phí được cấp, trình tự thủ tục thực hiện tại Điều 5 của Nghị định này.

    1. Đối tượng được cấp kinh phí

    - Ban quản lý rừng đặc dụng;

    - Ban quản lý rừng phòng hộ;

    - Cộng đồng dân cư;

    - Các đối tượng khác theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017.

    2. Mức kinh phí được cấp

    - Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP, được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng.

    - Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao.

    - Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân quy định nêu trên.

    - Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.

    3. Nội dung chi kinh phí

    - Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP thực hiện các nội dung sau:

    + Khoán bảo vệ rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP;

    + Chi phí tiền công cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, thuộc đối tượng không được hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp; thuê lao động bảo vệ rừng;

    + Mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ bảo vệ rừng và các công cụ hỗ trợ, bảo hộ lao động cho lực lượng bảo vệ rừng;

    + Hỗ trợ các lực lượng tham gia truy quét, tuần tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ rừng; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; tổ chức ký quy ước, cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; hỗ trợ đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng; tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư;

    + Chi xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; diễn tập chữa cháy rừng; trực ngoài giờ phòng cháy, chữa cháy rừng trong các tháng mùa khô và chi các hội nghị phục vụ công tác bảo vệ rừng;

    Hỗ trợ chi phí đi lại, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, họp với cộng đồng dân cư để triển khai hoạt động quy định tại Điều 8 Nghị định 58/2024/NĐ-CP;

    + Thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

    - Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP thực hiện khoán bảo vệ rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP và chi cho các nội dung sau:

    + Thuê lao động bảo vệ rừng; chi cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thuộc đối tượng không được hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp;

    + Mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ bảo vệ rừng và các công cụ hỗ trợ, bảo hộ lao động cho lực lượng bảo vệ rừng;

    + Hỗ trợ các lực lượng tham gia truy quét, tuần tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ rừng; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; tổ chức ký quy ước, cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; hỗ trợ đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng; tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư;

    + Chi xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; diễn tập chữa cháy rừng; trực ngoài giờ phòng cháy, chữa cháy rừng trong các tháng mùa khô và chi các hội nghị phục vụ công tác bảo vệ rừng;

    + Thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

    - Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

    - Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP: đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP và các hoạt động bảo vệ rừng khác do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Đối với các tổ chức khác thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng theo phương án quản lý rừng bền vững và do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

    - Căn cứ vào ngân sách nhà nước được phân bổ hàng năm, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP ưu tiên thực hiện các nội dung chi bảo vệ rừng cho khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng; khu rừng có giá trị đa dạng sinh học cao cần được bảo vệ.

    4. Trình tự thực hiện cấp kinh phí

    - Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP, thực hiện như sau:

    + Căn cứ dự toán kinh phí quản lý, bảo vệ rừng được giao hằng năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cấp kinh phí cụ thể cho từng ban quản lý rừng trực thuộc Bộ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp kinh phí cụ thể cho từng ban quản lý rừng tại địa phương;

    + Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, ban quản lý rừng lập hồ sơ và phê duyệt thiết kế, dự toán kinh phí cho nội dung chi quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP theo quy định tại các Điều 28, 30 và 32 Nghị định 58/2024/NĐ-CP.

    - Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP, thực hiện như sau:

    + Phương thức cấp kinh phí: căn cứ diện tích rừng được giao, kết quả bảo vệ rừng giữa chủ rừng là cộng đồng dân cư với Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn thực hiện theo năm, hoặc theo kế hoạch 3 năm, hoặc 5 năm;

    + Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã cùng với Kiểm lâm làm việc tại địa bàn có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư;

    + Trường hợp bên nhận kinh phí bảo vệ rừng để xảy ra mất rừng hoặc phá rừng hoặc không thực hiện theo kế hoạch được duyệt thì lập biên bản xác định diện tích rừng đã mất hoặc bị suy giảm, xác định rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành;

    Kết quả nghiệm thu hằng năm là căn cứ để thanh toán, quyết toán kinh phí.

    - Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP: đối với doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP. Đối với tổ chức khác được Nhà nước cấp thông qua dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Theo đó, từ ngày 15/07/2024, các đối tượng thuộc Khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP sẽ được cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng.

     
    202 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận