Cấp hậu quả của công trình được hiểu là gì? 03 Cấp hậu quả của công trình?

Chủ đề   RSS   
  • #616108 06/09/2024

    phanthanhthao0301

    Sơ sinh

    Vietnam --> Gia Lai
    Tham gia:10/11/2023
    Tổng số bài viết (85)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cấp hậu quả của công trình được hiểu là gì? 03 Cấp hậu quả của công trình?

    Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2022/BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng: Cấp hậu quả của công trình là gì? 03 Cấp hậu quả của công trình?

    Cấp hậu quả của công trình là gì?

    Theo tiết 1.3.2 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2022/BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BXD có quy định như sau:

    “Đặc trưng phân cấp của công trình, phụ thuộc vào công năng sử dụng của công trình, cũng như thiệt hại về người, hậu quả về xã hội, môi trường và kinh tế khi kết cấu công trình bị hư hỏng hoặc phá hủy.”

    Theo đó, cấp hậu quả của công trình được hiểu là đặc trưng phân cấp của công trình, phụ thuộc vào công năng sử dụng của công trình, cũng như thiệt hại về người, hậu quả về xã hội, môi trường và kinh tế khi kết cấu công trình bị hư hỏng hoặc phá hủy.

    Cấp hậu quả của công trình được hiểu là gì? 03 Cấp hậu quả của công trình?

    03 Cấp hậu quả của công trình?

    Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2022/BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BXD thì cấp hậu quả của công trình được phân thành ba cấp: C1 (thấp), C2 (trung bình) và C3 (cao) và được quy định cụ thể tại Phụ lục A của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2022/BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BXD và được xác định trong nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình như sau:

    A.1 Các công trình có cấp C3

    A.1.1 Công trình tập trung đông người

    A.1.1.1 Nhà ga hàng không (nhà ga chính).

    A.1.1.2 Tòa nhà trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường và các công trình văn hóa tập trung đông người tương tự với tổng sức chứa trên 1 200 chỗ.

    A.1.1.3 Tòa nhà trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng và các nhà để kinh doanh dịch vụ tập trung đông người tương tự, có nhiều tầng với tổng diện tích sàn kinh doanh trên 30 000 m2.

    A.1.1.4 Khán đài sân vận động hoặc khán đài sân thi đấu thể thao ngoài trời (và mái che khán đài, nếu có) với sức chứa trên 5 000 chỗ.

    A.1.1.5 Tòa nhà thi đấu thể thao có khán đài với sức chứa trên 5 000 chỗ.

    A.1.1.6 Tòa nhà bệnh viện với tổng số giường bệnh trong tòa nhà đó từ 500 giường trở lên.

    A.1.2 Công trình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc thiệt hại về kinh tế nếu có sự cố

    A.1.2.1 Các công trình chính trong cơ sở sản xuất, chế biến, sử dụng, lưu trữ, bảo quản, xử lý, tiêu hủy chất phóng xạ, vật liệu nổ có nguy cơ rò rỉ hoặc phát nổ.

    A.1.2.2 Các công trình chính trong cơ sở sản xuất, chế biến, sử dụng, lưu trữ, bảo quản, xử lý, tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, độc hại có nguy cơ rò rỉ hoặc cháy nổ.

    A.1.2.3 Các công trình chính trong các cơ sở: nhà máy lọc, hóa dầu, nhà máy chế biến khí, trạm cấp khí (LPG, CNG, LNG), nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học, kho chứa dầu thô, xăng dầu, kho chứa khí hóa lỏng, trạm chiết khí hóa lỏng, phân phối khí; các tuyến ống dẫn khí, dẫn dầu có nguy cơ sự cố gây thiệt hại về người hoặc hậu quả cao về kinh tế hoặc môi trường.

    CHÚ THÍCH: LPG là từ viết tắt của Liquified Petrolium Gas; CNG - Compressed Natural Gas; LNG - Liquified Natural Gas.

    A.1.2.4 Các công trình chính thuộc nhà máy nhiệt điện có công suất từ 150 MW trở lên.

    A.1.3 Công trình có ý nghĩa chính trị - xã hội

    A.1.3.1 Nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, tòa nhà trụ sở Chính phủ, tòa nhà trụ sở Trung ương Đảng.

    A.1.3.2 Tòa nhà bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày cấp quốc gia.

    A.1.4 Công trình có quy mô kết cấu lớn

    A.1.4.1 Kết cấu dạng nhà có chiều cao trên 75 m.

    CHÚ THÍCH: Chiều cao kết cấu dạng nhà được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình tới điểm cao nhất của kết cấu công trình (bao gồm tầng tum, mái dốc nếu có; không bao gồm các thiết bị kỹ thuật như cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại .... nếu có). Đối với công trình đặt trên mặt đất có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất.

    A.1.4.2 Kết cấu cột, trụ, tháp có chiều cao trên 75 m.

    CHÚ THÍCH: Chiều cao kết cấu cột, trụ, tháp được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình hoặc từ cao độ mặt móng công trình, lấy theo cao độ cao hơn, tới đỉnh kết cấu cột, trụ, tháp (không bao gồm các thiết bị kỹ thuật trên đỉnh cột, trụ, tháp nếu có). Đối với công trình đặt trên mặt đất có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất.

    A.1.4.3 Kết cấu dạng bể chứa, si lô có chiều cao trên 75 m, hoặc dung tích chứa lớn hơn 15 000 m3.

    A.1.4.4 Kết cấu có nhịp từ 100 m trở lên.

    A.1.4.5 Kết cấu ngầm thuộc công trình dân dụng và công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị có chiều sâu ngầm từ 18 m trở lên.

    CHÚ THÍCH: Chiều sâu ngầm của kết cấu được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình tới mặt sàn dưới cùng.

    A.1.5 Các công trình khác theo quyết định của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình

    CHÚ THÍCH: Đê, đập, tường chắn, kè và các công trình chịu áp tương tự phân cấp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành khác.

    A.2 Các công trình có cấp C1

    A.2.1 Nhà ở riêng lẻ một tầng sử dụng vật liệu độ bền lâu thấp (gạch xỉ, vôi xỉ, đá ong, đất, tre, lá và tương tự).

    A.2.2 Nhà một tầng dùng vào các mục đích: sinh hoạt tạm cho người, nhà tạm tổ chức sự kiện, hoạt động văn hóa, dịch vụ ngoài trời quy mô vừa và nhỏ; gia công, sản xuất tạm; kho lưu trữ tạm.

    A.2.3 Nhà di động dạng công ten nơ hoặc nhà tháo lắp được, sử dụng vào các mục đích tạm thời.

    A.2.4 Nhà bảo vệ, bãi để xe, lều trại, hàng rào tạm.

    A.2.5 Các công trình có mục đích sử dụng tạm khác.

    A.3 Các công trình có cấp C2

    Công trình khác ngoài các công trình có cấp C1 và cấp C3.

    Lưu ý: Kết cấu và nền của công trình cần được thiết kế tương ứng với cấp hậu quả của công trình quy định tại quy chuẩn này theo các tiêu chuẩn thiết kế được lựa chọn áp dụng.

    Phụ thuộc vào dạng kết cấu và những tình huống cụ thể trong thiết kế công trình, có thể áp dụng cấp hậu quả của một số bộ phận, cấu kiện kết cấu khác với cấp hậu quả của công trình.

    Tóm lại:

    Cấp hậu quả của công trình là đặc trưng phân cấp của công trình, phụ thuộc vào công năng sử dụng của công trình, cũng như thiệt hại về người, hậu quả về xã hội, môi trường và kinh tế khi kết cấu công trình bị hư hỏng hoặc phá hủy.

    Cấp hậu quả của công trình được phân thành ba cấp: C1 (thấp), C2 (trung bình) và C3 (cao).

     
    63 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận