Cặp bồ với người đã có gia đình bị xử phạt như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #613824 08/07/2024

    phucpham2205
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1077)
    Số điểm: 19002
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 366 lần
    SMod

    Cặp bồ với người đã có gia đình bị xử phạt như thế nào?

    Trường hợp “tiểu tam” cặp bồ với người đã có gia đình thì bị xử phạt như thế nào? Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp này không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    (1) Cặp bồ với người đã có gia đình bị xử phạt như thế nào?

    Trước tiên, tại Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

    Đồng thời, tại Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ là hành vi bị nghiêm cấm.

    Theo đó, việc chung sống như vợ chồng với người đã có gia đình là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ tùy theo tính chất và mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.

    (2) Xử phạt hành chính với hành vi cặp bồ với người đã có gia đình

    Căn cứ Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định xử phạt từ 03 cho đến 05 triệu đồng đối với một trong những hành vi như sau:

    - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

    - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.

    - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

    - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

    - Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

    Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, đối với trường hợp cặp bồ với người đã có gia đình thì có thể bị xử phạt từ 03 cho đến 05 triệu đồng.

    (3) Trường hợp cặp bồ với người đã có gia đình bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Trường hợp hành vi cặp bồ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định tại Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:

    - Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, cụ thể:

    + Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, cụ thể:

    - Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát.

    - Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

    Như vậy, trường hợp cặp bồ với người đã có gia đình có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Trường hợp làm cho người vợ/chồng hoặc người con của một trong hai bên tự sát hoặc không chấm dứt việc sống chung mặc dù đã có quyết định của Tòa án về việc này thì có thể bị xử phạt với mức phạt cao nhất là 03 năm tù.

     
    524 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận