Cảnh giác thủ đoạn cắt ghép hình ảnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #614862 05/08/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 451 lần


    Cảnh giác thủ đoạn cắt ghép hình ảnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Mới đây, Bộ Công an đã phát đi thông báo cảnh giác trước các thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao khi chúng cắt ghép hình ảnh nhạy cảm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    (1) Cảnh giác trước chiêu trò thủ đoạn mới của tội phạm công nghệ cao

    Bộ Công an vừa phát đi thông báo cảnh giác về thủ đoạn lừa đảo mới của tội phạm công nghệ cao.

    Theo Bộ Công an, các đối tượng xấu đã lợi dụng công nghệ để tạo ra những đoạn video giả mạo, sau đó dùng chúng để đe dọa và tống tiền nạn nhân (chủ yếu là nam giới, có điều kiện kinh tế, địa vị xã hội).

    Cụ thể, chúng tìm kiếm hình ảnh của nạn nhân trên mạng xã hội, rồi cắt ghép vào những đoạn video "nóng"  để tạo bằng chứng giả. Sau đó, chúng sẽ gọi điện cho nạn nhân, nói mình là thám tử tư và đe dọa sẽ tung video này lên mạng hoặc gửi cho người nhà, nơi làm việc của nạn nhân nếu không nhận được một khoản tiền lớn.

    Khi con mồi sập bẫy, chúng sẽ yêu cầu nạn nhân phải chuyển một khoản tiền điện tử (USDT) lên đến 80.000 USDT (tương đương hơn 02 tỷ đồng) vào ví điện tử (tài khoản: TTJAEq4mUB3PbiVJrutd2QjWWstCJmTZcY)  để “chuộc” lại các hình ảnh, video clip này. Các đối tượng hướng dẫn nạn nhân mua tiền điện tử và chuyển đến các tài khoản ví điện tử theo chỉ định, sau đó chiếm đoạt toàn bộ số tiền.

    Hiện Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, truy xét, xác minh làm rõ hành vi của các đối tượng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

    (2) Những điều cần lưu ý để tránh bị lừa đảo

    Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay. Để bảo vệ bản thân khỏi những kẻ lừa đảo, chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. 

    Dưới đây là một vài giải pháp giúp bạn tránh bị lừa đảo khi hình ảnh của mình bị cắt ghép và lợi dụng:

    Các giải pháp phòng tránh:

    - Bảo mật thông tin cá nhân: Không chia sẻ hình ảnh cá nhân quá nhiều lên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là những hình ảnh nhạy cảm hoặc có thể bị lợi dụng để cắt ghép.

    - Không chia sẻ thông tin cá nhân quá dễ dàng: Chỉ chia sẻ thông tin cá nhân với những người mà bạn thực sự tin tưởng.

    - Xác thực thông tin: Luôn kiểm tra kỹ nguồn gốc thông tin trước khi chia sẻ hoặc tương tác. Nếu nhận được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, hãy tìm hiểu kỹ về người gửi và mục đích của yêu cầu đó.

    - Sử dụng công cụ bảo mật: Cài đặt các phần mềm diệt virus, tường lửa và các công cụ bảo mật khác để bảo vệ thiết bị của bạn khỏi các cuộc tấn công mạng.

    - Báo cáo hành vi lừa đảo: Nếu phát hiện ra hành vi lừa đảo sử dụng hình ảnh của mình, hãy báo cáo ngay cho các cơ quan chức năng hoặc nền tảng mạng xã hội nơi hình ảnh đó đang được lan truyền.

    - Tăng cường kiến thức: Luôn cập nhật thông tin về các thủ đoạn lừa đảo mới để có thể nhận biết và phòng tránh kịp thời.

    - Luôn cảnh giác: Hãy luôn cảnh giác với những thông tin lạ, những lời mời hấp dẫn hoặc những yêu cầu bất thường trên mạng.

    Các biện pháp xử lý khi bị lừa đảo:

    - Giữ bình tĩnh: Khi phát hiện mình bị lừa đảo, hãy giữ bình tĩnh và giữ vững tinh thần với phương châm “Không hoảng sợ - Không làm theo yêu cầu chuyển tiền của đối tượng” và liên hệ ngay với cơ quan công an để trình báo vụ việc.

    - Thu thập bằng chứng: Thu thập tất cả các bằng chứng liên quan như tin nhắn, hình ảnh, giao dịch... để làm cơ sở cho việc điều tra.

    - Chặn thông tin: Chặn tất cả các liên hệ từ kẻ lừa đảo và cảnh báo những người xung quanh về vụ việc.

    Việc bảo vệ bản thân khỏi các hình thức lừa đảo không phải là điều dễ dàng, nhưng bằng cách trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết, chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro và bảo vệ thông tin cá nhân của mình. Hãy luôn nhớ rằng, phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy chủ động bảo vệ bản thân ngay từ bây giờ.

    (3) Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bị phạt thế nào?

    Theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ Luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ., thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

    Người phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tù tối đa lên đến 20 năm và còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu khi chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên.

     
    152 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn motchutmoingay24 vì bài viết hữu ích
    admin (04/11/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận