Cảnh giác chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo đầu tư chứng khoán trên mạng xã hội

Chủ đề   RSS   
  • #611274 07/05/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 105 lần


    Cảnh giác chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo đầu tư chứng khoán trên mạng xã hội

    Trong giai đoạn gần đây, xuất hiện nhiều đối tượng giả danh thành các chuyên gia để dụ dỗ, lừa đảo các nhà đầu tư trên mạng xã hội.

    Đầu tư chứng khoán trên mạng xã hội đã trở thành một xu hướng phổ biến trong cộng đồng đầu tư. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra cơ hội cho các hoạt động lừa đảo. Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng sự thiếu kiến thức và lòng tham của nhà đầu tư để nhằm chiếm đoạt tài sản.

     (1) Dấu hiệu, thủ đoạn chiêu trò lừa đảo đầu tư chứng khoán qua mạng xã hội

    Thủ đoạn trò lừa đảo đầu tư chứng khoán qua mạng xã hội:

    Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết thủ đoạn mà các đối tượng thường xuyên sử dụng là:

    Lợi dụng yếu tố tâm lý thích kiếm được lợi nhuận cao cũng như sự thiếu hiểu biết, không am hiểu sâu về thị trường chứng khoán của nhà đầu tư, các đối tượng tự nhận là nhân viên các công ty chứng khoán có tên tuổi, thực hiện cuộc gọi đến và mời người dân tham gia các hội nhóm (Group chat), các khóa học online về đầu tư chứng khoán.

    Các đối tượng tiếp tục giới thiệu những cơ hội đầu tư sinh lời cao, được mua các mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá thấp hơn giá đang giao dịch trên thị trường. Để nhận được các ưu đãi trên, các đối tượng đã hướng dẫn nạn nhân truy cập vào các đường link Website hoặc cài đặt các App ứng dụng trên thiết bị di động, do chúng cung cấp

    Các đối tượng đã cung cấp cho nạn nhân các giấy tờ pháp lý của Quỹ đầu tư và những lời hứa hẹn lãi suất cao, nếu thua lỗ thì sẽ được đền bù và giá mua các mã cổ phiếu qua các Quỹ đầu tư sẽ có ưu đãi từ 15%-30% so với giá đang giao dịch.

    Những thông tin mà các đối tượng đưa ra, các nạn nhân dễ dàng tra cứu, tìm thấy thông tin trùng khớp trên mạng internet và ngay lập tức tin tưởng vào những giấy tờ pháp lý mà các đối tượng đưa ra.

    Đến khi nạn nhân tin tưởng, nạp tiền vào ứng dụng và liên tục có lợi nhuận, thậm chí lợi nhuận gấp nhiều lần trong một vài phiên giao dịch đầu tiên. Ngoài ra các thành viên trong nhóm kín đều do các đối tượng giả mạo nhằm tương tác, khoe thành tích rút được tiền để truyền cảm hứng cho nạn nhân nạp nhiều tiền hơn. Đây là một trong những chiêu trò lợi dụng lòng tin và ham muốn kiếm được lợi nhuận cao hơn từ nhà đầu tư.

    Cho đến khi nạn nhân không còn khả năng nạp thêm tiền thì các đối tượng sẽ vô hiệu hóa tài khoản tài khoản của nạn nhân làm cho nạn nhân không đăng nhập được nhằm chiếm đoạt số tiền mà nạn nhân đã chuyển vào App. Khi phát hiện ra bị lừa đảo thì các đối tượng đã xóa tài khoản của nạn nhân khỏi các hội nhóm trên mạng xã hội và chặn liên lạc với nạn nhân.

    Với các thủ đoạn vô cùng tinh vi và khả năng dụ dỗ, lôi kéo của các đối tượng không chỉ làm cho các nạn nhân phải lao đao, mất đi khoản tiền lớn mà còn khiến cho lực lượng chức năng khó khăn trong công tác điều tra, truy tìm bởi vì hầu hết các group chat mà các đối tượng lừa đảo sử dụng đều lấy địa chỉ nước ngoài.

    Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết chiêu trò lừa đảo đầu tư chứng khoán qua mạng xã hội:

    - Lời hứa sinh lời quá cao: Sàn đầu tư lừa đảo thường hứa lợi nhuận vượt trội, những lời mời gọi như nếu thua lỗ thì sẽ được đền bù và giá mua các mã cổ phiếu qua các Quỹ đầu tư sẽ có ưu đãi từ 15%-30% so với giá đang giao dịch.

    - Thiếu thông tin minh bạch: cung cấp không đầy đủ thông tin về công ty, giấy phép hoạt động, lịch sử giao dịch và nhân sự quản lý, cũng như các tài khoản ảo, các lượt đánh giá app, website ảo trên mạng xã hội

    - Yêu cầu chuyển tiền vào App, website: Yêu cầu người tham gia chuyển khoản vào link, vào app khi bắt đầu giao dịch, thường là dưới hình thức phí đăng ký, phí tham gia hoặc tiền ký quỹ và khi bị trục trặc thì vô hiệu hóa tài khoản của người tham gia.

    Trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư chứng khoán, nếu nhận thấy một trong những dấu hiệu trên, người dân nên cần cân nhắc và chú ý để tránh mất tiền của, thời gian, công sức.

    (2) Các biện pháp phòng tránh thủ đoạn lừa đảo đầu tư chứng khoán trên mạng xã hội.

    Để chủ động phòng ngừa các thủ đoạn tinh vi của các đối tượng lừa đảo, người dân cần chú ý một số biện pháp sau đây:

    Nâng cao kiến thức: Hãy tự trang bị cho mình kiến thức vững về đầu tư chứng khoán trước khi quyết định tham gia bất kỳ hội nhóm hay nhóm chat nào trên mạng xã hội. Hãy cẩn trọng khi người khác đề nghị hoặc giới thiệu các hoạt động đầu tư mà bạn không biết.

    Kiểm tra thông tin: Luôn kiểm tra và xác minh thông tin về các nhóm chat, website, và ứng dụng đầu tư trên mạng xã hội trước khi đầu tư. Đảm bảo rằng họ có giấy phép hoạt động hợp lệ từ cơ quan quản lý pháp luật. 

    Cần tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, đặc biệt là các nguồn thông tin chính thống như: Trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; các trang thông tin điện tử về tài chính, ngân hàng

    Cảnh giác với mức phí và chi phí: Hãy cẩn trọng với các khoản phí và chi phí không rõ ràng hoặc quá cao so với thị trường thông thường, cẩn thận với những lời hứa lợi nhuận cao, mức giảm giá từ các đối tượng.

    Trong trường hợp nghi vấn các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân và nhà đầu tư cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời…

    (3) Hồ sơ tố cáo khi bị lừa đảo qua mạng

    Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:

    - Cơ quan điều tra;

    - Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

    - Viện kiểm sát các cấp;

    - Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

    Theo quy định đề cập ở trên, người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng đặc biệt là lừa đảo đầu tư chứng khoán qua mạng xã hội có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.

    Khi tố cáo lừa đảo qua mạng tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

     - Đơn trình báo công an;

    Xem và tải file mẫu đơn tố cáo:

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/07/mau-don-to-cao.doc

    - Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);

    - Chứng cứ kèm theo để chứng minh.

    Lưu ý, người tố cáo cần thu thập và lưu giữ các bằng chứng liên quan đến hành vi lừa đảo, các biên lai, giao dịch giữa hai bên. Trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để nộp cho cơ quan Công an.

    Đường dây nóng tố cáo tội phạm lừa đảo

    Đường dây nóng tố giác tội phạm lừa đảo của Bộ Công an

    - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an

    + Tại Thành phố Hà Nội: 069.2342431

    + Tại Thành phố Hồ Chí Minh: 069.3336310

    - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an:

    + Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội: 069.2348560

    + Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu: 069.2321671

    + Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy: 069.2345923

    Tóm lại, đầu tư chứng khoán trên mạng xã hội mang lại cơ hội lớn cho nhà đầu tư, nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nguy cơ lừa đảo. Bằng cách nâng cao kiến thức và luôn cảnh giác, bạn có thể giữ an toàn tài sản và tránh khỏi các hoạt động lừa đảo trên mạng xã hội.

    Theo Trang thông tin điện tử công an Quảng Ninh

     

     
    1589 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (02/07/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận