Vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới (World cup 2018) đang diễn ra trong không khí sôi nổi cùng sự mong chờ của các fan hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là dịp các loại tội phạm diễn ra hết sức phức tạp.
Từ hoạt động cá độ và tổ chức cá độ bóng đá, các loại tội phạm khác cũng phát sinh và diễn biến phức tạp, sau đây là những tội phạm mà người dân cần cảnh giác để có một mùa World cup trọn vẹn và an toàn:
Tội phạm trộm cắp tài sản:
World cup có lẽ là mùa mà tội phạm trộm cắp tài sản diễn ra phức tạp nhất. Vì để có tiền tham gia vào hoạt động cá độ bóng đá, nhiều đối tượng tội phạm lợi dụng sơ hở để chiếm đoạt tài sản. Bộ luật Hình sự 2015 quy định về mức hình phạt tội danh này như sau:
“Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”
Mức hình phạt cao nhất cho tội phạm này là 20 năm tù
Tội phạm cướp giật tài sản
Giống như tội trộm cắp tài sản, tội cướp tài sản có mức độ nghiêm trọng hơn và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại
Mức hình phạt cao nhất cho tội phạm này là 20 năm tù hoặc tù chung thân và có thể bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng
Nhóm các tội phạm xâm phạm về sở hữu như:
Tội cướp tài sản
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Tội cưỡng đoạt tài sản
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tội phạm cho vay nặng lãi
Việc cá cược cũng kéo theo nhu cầu cần vay tiền, và đây là miếng mồi béo bở cho các tổ chức, cá nhân lợi dụng cho vay với lãi suất cao
Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự như sau:
Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.