Cần thay đổi tư duy "phòng vệ chính đáng"

Chủ đề   RSS   
  • #516987 19/04/2019

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Cần thay đổi tư duy "phòng vệ chính đáng"

    Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm (Điều 22 BLHS 2015).

     
    Đạp bể tinh hoàn kẻ hiếp dâm có bị coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

    Nhà làm luật quy định như vậy dẫn đến cách hiểu dễ dãi cho người có hành vi vi phạm, chủ động và khắt khe dành cho người bị yếu thế, bị động; từ đó phát sinh nhiều hệ lụy xã hội. Tội phạm ngày nay tàn bạo hơn, dã man hơn, luôn tìm cách để che dấu hành vi, giết người diệt khẩu: những vụ án như ở Bắc Giang, Bình Dương, Long An, Điện Biên;...; những vụ kiểm lâm có súng, bị lâm tặc chém chết mà không dám bắn; thể hiện rõ ý thức tận diệt của kẻ thủ ác. Trong khi người bị người phạm tội tác động lại không thể chống trả một cách quyết liệt, dứt khoát, mà chỉ "cần thiết", nếu vượt quá thì bị xử lý tùy mức độ.

    Trong thời gian qua, không ít người vì không chứng minh được "phòng vệ" như thế nào là ở mức độ "cần thiết" nên bị điều tra, truy tố, xét xử, vướng vào lao lý tan cửa nát nhà do "vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng". Trong khi đứng trước hành vi vi phạm áp đảo và áp lực của người khác, không dễ để đưa ra một phương thức chống trả "cần thiết". Thiết nghĩ, pháp luật cần nghiêm khắc hơn với những kẻ hung hăng, chủ động vi phạm, chủ động phạm tội và bảo vệ người yếu thế tốt hơn. Cần thay đổi tư duy về phòng vệ chính đáng theo hướng cá nhân được chủ động tự bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khỏe của bản thân mình. Đó là "tấm áo giáp" tốt nhất để người yếu thế, bị động có cơ hội phản ứng không cần suy nghĩ giải pháp "cần thiết" đối đầu với kẻ phạm tội; cũng là tấm lá chắn để tội phạm phải đắn đo trước khi thực hiện một hành vi phạm tội; cơ quan tố tụng có thêm cơ hội để phản ứng, truy tìm.

    Cần thay đổi tư duy và cách hiểu về phòng vệ chính đáng.

     

    Cập nhật bởi nguyenkhanhchinh ngày 19/04/2019 05:00:35 CH

    0917 313 339

     
    4941 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #517040   21/04/2019

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Moi người cần hiểu rõ bản chất của phòng vệ để có thể bảo vệ bản thân và người bị hại một các đúng đắng nhất. Tại Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 thì Phòng vệ chính đáng cần căn cứ vào các yếu tố sau:

    - Tính chất bị đe dọa xâm phạm;

    - Mức độ thiệt hại do bị đe dọa gây ra;

    - Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi xâm phạm;

    - Tính chất mức độ nguy hiểm của phương tiện, công cụ mà người có hành vi xâm phạm sử dụng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #517253   27/04/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Luật thì quy định trên giấy vậy thôi chứ trên thực tế thì rất khó để xác định như thế nào là vượt quá phòng vệ chính đáng. Đối diện với nguy hiểm, đe dọa và có thể là trước cái chết thì ai  đó mà suy nghĩ mình làm như thế nào có đúng luật không? có vượt quá phòng vệ chính đáng không... 

     
    Báo quản trị |  
  • #517273   27/04/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2030)
    Số điểm: 14851
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Thế nào là “cần thiết”, phải xác định ở mức độ như thế nào được xem là cần thiết. Việc chứng minh việc phòng vệ của mình là cần thiết trong nhiều trường hợp không phải là dễ. Đó là quy định còn việc áp dụng trên thực tiễn cần dựa trên nhiều yếu tố để xác định.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #517421   30/04/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Phòng vệ chính đang là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
     
    Theo quy định Tại Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 thì Phòng vệ chính đáng cần căn cứ vào các yếu tố sau: Tính chất bị đe dọa xâm phạm; Mức độ thiệt hại do bị đe dọa gây ra; Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi xâm phạm; Tính chất mức độ nguy hiểm của phương tiện, công cụ mà người có hành vi xâm phạm sử dụng.
     
    Tuy nhiên, việc xác định phòng vệ chính đáng không phải là điều dễ dàng. Có trường hợp vướt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây ra những ngăn chặn không cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội là hành vi xâm hại. Theo như ghi nhận thực tế có rất nhiều vụ án vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì đương nhiên những trường hợp như thế này phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên hình phạt của những người này sẽ nhẹ hơn so với người bình thường phạm tội.
     
    Báo quản trị |  
  • #517501   30/04/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13628
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 255 lần


    Dẫu biết quy định chung như vậy sẽ khiến nhiều người nhầm lẫn, khó xác định được mức độ chính xác nhưng các bạn thử hỏi phải quy định như thế nào mới phù hợp. Trong bối cảnh muốn hình vạn trạng của xã hội thì thước đo nào đảm bảo tính công bằng trong mọi tình huống xảy ra. Vì vậy, việc đòi hỏi nhà làm luật đưa ra một tiêu chí cụ thể là rất khó khăn.

     
    Báo quản trị |  
  • #519339   29/05/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Khi đứng trước tình huống cần phải phòng vệ, chúng ta không nên suy nghĩ về việc hành vi phòng vệ của mình có vượt qua mức cần thiết hay không, bởi trong nhiều trường hợp, hành vi của chúng ta phải vượt qua mức cần thiết mới ngăn chặn được hành vi trái pháp luật của kẻ đang xâm hại, đặc biệt đối với các đối tượng côn đồ, manh động, có vũ khí gây sát thương cao. Pháp luật sẽ xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác để khoan hồng cho người đã có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #519347   29/05/2019

    Phòng vệ chính đáng hay là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì để xác định được cũng là việc khó có thể khẳng định và còn phụ thuộc vào kết quả điều tra, khám nghiệm hiện trường, cũng với việc thu thập các chứng cứ chứng minh của cơ quan có thẩm quyền. 

     
    Báo quản trị |  
  • #519553   31/05/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Việc phòng vệ chính đáng không thể xác định theo một công thức được mà còn phải tuỳ vào từng truờng hợp, để xem xét xem ngừơi đó có vựơt qua phòng vệ chính đáng hay không? Điều này cần sự điều tra, xem xét cẩn trọng và tinh nhạy của các cơ quan điều tra, xử án,...

    Không ít trường hợp, thủ phạm mượn cớ "phòng vệ chính đáng" để giết hại nạn nhân, xong tự mình đóng vai nạn nhân để qua mặt cơ quan điều tra. Thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, đồi hỏi cơ quan điều tra và thực thi công lý càng phải tinh nhạy và sáng suốt hơn, tránh những án oan cũng như để tội phạm thật sự nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. 

     
    Báo quản trị |  
  • #519633   31/05/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Có thể nói trong phòng vệ chính đáng có 2 khía cạnh, 1 là bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm, 2 gây phương hại đến kẻ phạm tội nhằm chấm dứt hoặc thoát khỏi, hành vi phương hại luôn là gây thương tích. Vậy nên ranh giới giữa phòng vệ chính đáng và vô ý/cố ý gây thương tích là rất khó phân biệt.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #520225   08/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Như vậy, theo mình thấy khi xem xét một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không cần hội tụ đủ các yếu tố:

    Thứ nhất, đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm).

    Thứ hai, thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có hành vi xâm phạm. Người kia gây tổn hại về sức khỏe cho bạn và sau đó bạn cũng gây tổn hại về sức khỏe lại cho người đó.

    Thứ ba, hành vi chống trả là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù mức thương tích bạn gây ra cho người kia lớn hơn mức thương tích bạn phải chịu nhưng điều này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe đang bị đe dọa của mình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #522191   29/06/2019

    Hành động phòng vệ chính đáng theo luật định có phạm vi rất rộng

    Việc đánh giá có là phòng vệ chính đáng hay không là hết sức phức tạp, đòi hỏi phải đặt sự việc trong hoàn cảnh cụ thể, phải so sánh tương quan lực lượng, xem xét tính chất quan hệ xã hội mà kẻ tấn công đang xâm phạm, phương pháp, phương tiện, công cụ mà kẻ tấn công sử dụng cũng như điều kiện, khả năng phòng vệ của người phòng vệ…Như vậy, các quy định về phòng vệ chính đáng chỉ mang tính định tính chứ không định lượng cụ thể.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytien317 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/07/2019)
  • #523676   23/07/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Trên thực tế rất hiếm thấy được những vụ án được xét xử là phòng về chính đáng, do những tình huống trên thực tế rất khó chứng minh. Theo tôi thì Bộ luật hình sự không có lỗi, mà lỗi ở Bộ luật tố tụng hình sự, vì luật nội dung tuân theo hình thức nhưng hình thức thì quá phức tạp, dẫn đến nội dung khó mà thực hiện được trên thực tế.

     
    Báo quản trị |  
  • #523682   23/07/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


         Khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải xem xét một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, trong đó đặc biệt là tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc, họ không có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn chính xác phương pháp, phương tiện thích hợp để chống trả, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ, chỉ coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi sự chống trả rõ rành là quá đáng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #582899   24/04/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Cần thay đổi tư duy "phòng vệ chính đáng"

    Phòng vệ chính đang là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    Mọi người cần hiểu rõ bản chất của phòng vệ để có thể bảo vệ bản thân và người bị hại một các đúng đắn nhất. Theo căn cứ tại Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 thì Phòng vệ chính đáng cần căn cứ vào các yếu tố sau:

    - Tính chất bị đe dọa xâm phạm;

    - Mức độ thiệt hại do bị đe dọa gây ra;

    - Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi xâm phạm;

    - Tính chất mức độ nguy hiểm của phương tiện, công cụ mà người có hành vi xâm phạm sử dụng

    Có trường hợp vướt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây ra những ngăn chặn không cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thì mới là hành vi xâm hại. Tuy nhiên hình phạt của những người này sẽ nhẹ hơn so với người bình thường phạm tội.

     
    Báo quản trị |