Cần tạo sân chơi bình đẳng giữa luật sư trong nước và ngoài nước

Chủ đề   RSS   
  • #218581 08/10/2012

    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Cần tạo sân chơi bình đẳng giữa luật sư trong nước và ngoài nước

    Hiện nay, Việt Nam còn thiếu cơ chế cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và tuân thủ pháp luật giữa tổ chức luật sư (LS) nước ngoài và LS Việt Nam theo các nguyên tắc và cam kết Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam khi mở cửa thị trường pháp lý.

     

     

     

    Mới đây, 18 tổ chức hành nghề LS hàng đầu Việt Nam trong kiến nghị gửi tới Quốc hội, Bộ Tư pháp và Liên đoàn Luật sư Việt Nam, với mong muốn hoàn thiện dự thảo Luật Luật sư sửa đổi theo hướng tạo sân chơi bình đẳng giữa LS, tổ chức hành nghề LS Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

     

    Còn nhiều khoảng trống trong quy định

     

    Tại bản kiến nghị dài 22 trang, chủ nhân của kiến nghị này là các công ty luật hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật Việt Nam và quốc tế, trực tiếp cạnh tranh với các luật sư nước ngoài tại Việt Nam, như: Công ty Luật TNHH Vilaf Hồng Đức, Cty Luật TNHH IP MAX , Cty Luật hợp danh Bizlaw, Cty Luật hợp danh Luật Việt và Văn phòng luật sư Leadco..., từ thực tiễn hành nghề cũng như kinh nghiệm trong việc hợp tác với các tổ chức LS nước ngoài đã cho rằng, cần thiết phải sửa đổi một số nội dung trong dự thảo Luật Luật sư sửa đổi trước khi trình Quốc hội khóa XIII thông qua vào kỳ họp thứ 4 (tháng 10 năm 2012), nhằm góp phần phát triển các LS, tổ chức hành nghề LS Việt Nam, đồng thời thu hút được các LS, tổ chức hành nghề LS nước ngoài có uy tín tham gia thị trường dịch vụ pháp lý của Việt Nam.

     

    Theo đánh giá của giới LS, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luật Luật sư hiện hành vẫn còn thiếu các giải pháp mang tính chiến lược phát triển LS Việt Nam cũng như chưa phù hợp với các cam kết WTO của Việt Nam.

     

    Cụ thể, trong khi Nghị quyết 71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam về phạm vi hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài quy định tổ chức luật sư nước ngoài “không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam” thì tại Điều 70 Luật Luật sư lại cho phép mở cửa khi quy định “Chi nhánh, công ty luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác”. Điều này đã cho thấy sự không thống nhất giữa Luật Luật sư và Nghị quyết 71/2006/QH11. Trên thực tế, có nhiều tổ chức LS nước ngoài đã tham gia tư vấn luật Việt Nam, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, đàm phán, đòi nợ và chỉ thuê LS Việt Nam làm nhà thầu phụ trong giai đoạn tố tụng trước tòa. Ngoài ra, Luật đã không đưa ra chế tài trong trường hợp LS nước ngoài thực hiện tư vấn pháp luật Việt Nam hoặc soạn thảo hợp đồng liên quan đến pháp luật Việt Nam. Theo các tổ chức hành nghề LS, những quy định và thiếu sót này của Luật Luật sư đã không những không phù hợp mà còn gây cản trở cho chiến lược phát triển đội ngũ LS theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, đồng thời còn gây khó khăn cho việc hình thành một môi trường pháp lý lành mạnh, bình đẳng để phát triển đội ngũ LS Việt Nam năng động, chuyên nghiệp, có trình độ ngang tầm với LS trong khu vực và thế giới.

     

    Từ thực tiễn khi tiến hành nghiên cứu và so sánh với các nước phát triển trong khu vực đã cho thấy Luật Luật sư hiện hành của Việt Nam có độ mở cửa thị trường pháp lý cao nhất so với các nước khác trong khu vực Châu Á, tuy nhiên chưa có cơ chế cấp phép chặt chẽ và hữu hiệu để lựa chọn các tổ chức luật sư nước ngoài uy tín vừa hỗ trợ các giao dịch quốc tế tại Việt Nam, vừa mở rộng thị trường pháp lý và đóng góp cho việc phát triển đội ngũ luật sư Việt Nam hội nhập quốc tế. Trong khi hầu hết các nước trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á đều không cho phép tổ chức luật sư nước ngoài được tư vấn và soạn thảo hợp đồng theo luật bản địa. Ngay cả khi các LS của Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đủ sức cạnh tranh và mở cửa thị trường pháp lý, thì các nuớc đều quy định rất rõ trình tự cấp phép và điều kiện cấp phép đối với tổ chức LS nước ngoài trong từng trường hợp cụ thể. Trong đó, phân biệt và quy định rõ giấy phép cho tổ chức LS nước ngoài là giấy phép hành nghề luật nước ngoài chứ không bị nhầm lẫn là có thể hành nghề luật bản địa như ở Việt Nam.

     

    Bên cạnh đó, Luật Luật sư hiện hành chưa tạo điều kiện để tổ chức luật sư Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng với tổ chức luật sư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và liên quan đến việc tư vấn pháp luật Việt Nam. Theo đó, Luật Luật sư không đưa ra cơ chế để khuyến khích các công ty và dự án trong nước sử dụng luật sư Việt Nam. Trên thực tế, các công ty của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thường thuê LS của nước họ và LS đó sẽ đi thuê luật sư nước ngoài khác. Đây là cơ chế để luật sư Việt Nam học hỏi kinh nghiệm luật sư nước ngoài để giúp doanh nghiệp Việt Nam và Chính phủ Việt Nam giám sát luật sư nước ngoài. Ở Việt Nam có một xu hướng ngược lại là tổ chức LS nuớc ngoài bao cả phần tư vấn luật nước ngoài và luật Việt Nam. Nhiều dự án, không có sự tham gia của tổ chức LS Việt Nam…Tất cả thực tế này xuất phát từ việc pháp luật không phân định rõ phạm vi giấy phép hành nghề của tổ chức LS nước ngoài, cũng như vai trò, chức năng và điều kiện hành nghề của LS Việt Nam trong tổ chức LS nước ngoài.

     

    Mặt khác, Luật Luật sư hiện hành chưa tạo ra cơ chế đối xử công bằng giữa LS nước ngoài hành nghề tại Việt Nam và LS Việt Nam. Lâu nay, Luật Luật sư hiện hành còn có những khoảng trống để cho LS nước ngoài hành nghề tự do sau khi cấp phép. Bản chất của hoạt động quản lý luật sư đòi hỏi có sự tham gia giám sát của các Đoàn Luật sư địa phương như hầu hết các nước trên thế giới. Nếu LS Việt Nam vi phạm thì có cơ chế kỷ luật được thực hiện bởi Đoàn Luật sư, còn LS nước ngoài thì chẳng có cơ chế giám sát và chế tài kỷ luật nào như đang áp dụng với luật sư Việt Nam, trừ việc rút giấy phép nhưng cơ chế rút giấy phép tương đối mơ hồ và theo thủ tục hành chính nhà nước.

     

    Thêm vào đó, LS Việt Nam phải tuân thủ nghiêm chỉnh theo bộ “Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam”, trong khi đó Luật Luật sư và bộ Quy tắc trên không hề đề cập đến việc LS nước ngoài phải tuân thủ theo một chuẩn mực đạo đức nào cả. Như vậy là LS nước ngoài đã có ưu thế hơn luật sư Việt Nam ngay trên lãnh thổ Việt Nam vì họ không phải tuân theo bản Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

     

    Ngoài ra, việc quy định giấy phép hành nghề đối với LS là 5 năm trong khi Bộ luật Lao động lại quy định thời hạn của giấy phép lao động cho lao động nước ngoài tại Việt Nam chỉ là 2 năm đã tạo ra một tiền lệ không tốt ảnh hưởng đến tính thống nhất pháp luật nước ta. Hơn nữa, việc quy định như vậy sẽ tạo nên sự thiếu công bằng giữa lao động nước ngoài có chuyên môn khác nghề LS làm việc tại Việt Nam.

     

    Tạo môi trường pháp lý chuyên nghiệp trên cơ sở cạnh tranh công bằng

     

    Với những bất cập và hạn chế trên của Luật Luật sư và các quy định có liên quan thì hiện nay, LS Việt Nam vẫn chưa được tạơ cơ hội phát triển bình đẳng và toàn diện trong xu thế hội nhập.

     

    Từ những phân tích, lập luận có cơ sở, nhận định về hạn chế của cơ chế hiện nay đối với yêu cầu phát triển nghề LS, 18 tổ chức hành nghề LS đã kiến nghị mở rộng quy định về phạm vi hành nghề của tổ chức LS nước ngoài và LS nước ngoài tại Điều 70 và Điều 76 của Luật LS theo hướng: Nếu các vụ việc thuần túy điều chỉnh bởi luật Việt Nam và không có yếu tố nước ngoài thì LS nước ngoài tuyệt đối không được tham gia, chỉ có các LS Việt Nam hoặc LS nước ngoài đáp ứng các yêu cầu giống như LS Việt Nam thì mới được phép tham gia.

     

    Nếu các vụ, việc được điều chỉnh bởi cả luật Việt Nam và luật nước ngoài hoặc chỉ được điều chỉnh bởi luật Việt Nam nhưng có yếu tố nước ngoài, thì LS nước ngoài không đáp ứng các yêu cầu giống như LS Việt Nam như không được tư vấn về luật Việt Nam, không được tính phí khách hàng về luật Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào…

     

    Bên cạnh đó, theo các tổ chức hành nghề LS, cần bổ sung “kế hoạch kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam” vào khoản 2 Điều 78 khi yêu cầu bộ hồ sơ thành lập tổ chức hành nghề LS nước ngoài tại Việt Nam. Theo nguyên tắc và cam kết WTO, việc cấp phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải theo một trong hai thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư, song hiện nay việc cấp phép cho tổ chức LS nước ngoài không rõ theo thủ tục nào, trong khi lĩnh vực dịch pháp lý là lĩnh vực đầu tư có điều kiện tại Việt Nam.

     

    Để quy định hành nghề của LS nước ngoài ở Việt Nam phù hợp với quy định của Cam kết WTO và Nghị Quyết 71/2006/QH11 cũng cần bổ sung vào Điều 61 và 63 về việc các LS nước ngoài phải chịu sự kiểm tra, giám sát hành nghề của Liên đoàn LS Việt Nam và các Đoàn LS địa phương (bên cạnh sự giám sát của Bộ Tư Pháp và Sở Tư Pháp). Liên đoàn LS và các Đoàn LS được phép quản lý các LS, tổ chức LS nước ngoài có hoạt động trên địa bàn (các LS, tổ chức LS Việt Nam hiện nay đang được quản lý theo mô hình này).

     

    Để bảo đảm tính liên thông, bình đẳng giữa LS nước ngoài và LS Việt Nam, Luật LS cần bổ sung quy định điều kiện để hành nghề của LS nước ngoài tại Việt Nam là phải cam kết tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của LS Việt Nam. Nếu vi phạm sẽ bị kỉ luật với hình thức thu hồi giấy phép hoạt động của tổ chức hoặc giấy phép hành nghề đối với cá nhân là LS nước ngoài. Đoàn LS có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc quản lý các tổ chức hành nghề LS trong nước và nước ngoài, quản lý LS và hoạt động hành nghề của các LS đó ở địa phương. Việc gia hạn giấy phép hành nghề của LS nước ngoài phải có ý kiến xác nhận của Đoàn LS địa phương.

     

    Ở một khía cạnh khác,bổ sung vào Điều 39 quy định việc khuyến khích các tổ chức LS Việt Nam hợp tác với các tổ chức LS quốc tế hoặc tuyển dụng LS nước ngoài, hoặc đào tạo LS Việt Nam được công nhận trình độ luật nước ngoài; cũng như sửa đổi quy định về cơ chế hợp tác và chính sách khuyến khích các tổ chức LS Việt Nam tham gia chương trình đào tạo, tuyển dụng và phát triển các LS hội nhập quốc tế.

     

    Trước kiến nghị của 18 tổ chức hành nghề LS Việt Nam, Liên đoàn LS Việt Nam đã bày tỏ quan điểm đồng tình với những ý kiến đóng góp và kiến nghị của các tổ chức này. Liên đoàn LS tán đồng cao với đề xuất về việc tổ chức, LS nước ngoài hành nghề tại Việt Nam phải chịu sự giám sát của các Đoàn LS, Liên đoàn LS Việt Nam và tuân thủ theo Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp LS Việt Nam.

     

    Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, LS Đỗ Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn LS Việt Nam cho hay: Những kiến nghị và đề xuất này một mặt góp phần làm cho các quy định Luật Luật sư phù hợp với Cam kết WTO và Nghị Quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội; mặt khác góp phần bình đẳng giữa LS nước ngoài và LS Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện phát triển đội ngũ luật sư có chất lượng phục vụ hội nhập. Quan trọng nhất đã xác định chủ quyền tư pháp của giới LS là bảo vệ quyền hành nghề LS tại Việt Nam cũng như xác định thêm nghĩa vụ của LS nước ngoài khi hành nghề tại Việt Nam. Theo LS Đỗ Ngọc Thịnh, hạn chế bớt quyền của tổ chức, LS nước ngoài khi đến tư vấn và tranh tụng tại Việt Nam là chủ quyền tư pháp, không phải chỉ có ở Việt Nam mà số nước khác cũng đã làm như vậy. “Thời điểm này quy định như vậy không đi ngược với thông lệ quốc tế cho đến năm 2015.” - LS Đỗ Ngọc Thịnh khẳng định.

     

    Có thể thấy, để thực hiện thành công chiến lược phát triển đội ngũ LS Việt Nam đến năm 2020 và phát triển đội ngũ LS hội nhập quốc tế, thì việc tạo dựng một môi trường pháp lý chuyên nghiệp trên cơ sở cạnh tranh công bằng giữa các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế hành nghề LS là hết sức quan trọng, qua đó sẽ tạo động lực cho LS Việt Nam trưởng thành và hội nhập nhanh hơn vào thị trường pháp lý khu vực và trên thế giới./.

                                                                                                                                         Theo: ĐCSVN

    Cập nhật bởi Cuonglawyer ngày 08/10/2012 10:27:53 CH

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    3908 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #220217   16/10/2012

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần
    Lawyer

    Đọc chữ ký của bác Tòng, thấy có cả khám chữa bệnh. Đa năng quá.

     

    nguyenvantongnvt viết:

    chuyên tư vấn khám, chữa bệnh

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #591892   29/09/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1150)
    Số điểm: 8390
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Cần tạo sân chơi bình đẳng giữa luật sư trong nước và ngoài nước

    Đồng ý với tác giả đã đưa ra những quy định về phát triển dựa trên quan điểm tạo môi trường pháp lý chuyên nghiệp trên cơ sở cạnh tranh công bằng, tất nhiên, luật sư nước ngoài bản chất là người nước ngoài, việc tạo sân chơi bình đẳng có gì sai hay không phù hợp hay là không mà vấn đề được, mất trong cuộc chơi này là gì, đặc biệt nó còn liên quan đến chính trị, bí mật..; Tuy nhiên, để tạo sân chơi bình đẳng dưới góc độ đầu tư doanh nghiệp, vụ án liên quan đến công nghệ có thể cân nhắc.

     

     
    Báo quản trị |