Cần phân biệt rõ khi nào lập vi bằng, khi nào công chứng, chứng thực?

Chủ đề   RSS   
  • #471996 24/10/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Cần phân biệt rõ khi nào lập vi bằng, khi nào công chứng, chứng thực?

    Vi bằng, hay văn bản công chứng, chứng thực được pháp luật thừa nhận như là chứng cứ, nguồn chứng cứ trong hoạt động xét xử hay các quan hệ pháp lý khác. Khi thực hiện, nhiều người đánh đồng giữa việc lập vi bằng và việc công chứng, chứng thực văn bản là một, xem chúng có giá trị chứng cứ như nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào lập vi bằng cũng được thừa nhận giá trị pháp lý và không phải trong mọi trường hợp công chứng, chứng thực cũng đều có giá trị pháp lý.

    Cụ thể, các trường hợp công chứng, chứng thực sau đây không được thừa nhận giá trị pháp lý:

    - Công chứng bản dịch (chính) được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ hoặc giả mạo.

    - Công chứng  giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;

    - Công chứng giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.

    - Công chứng mà mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

    - Công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch, bản dịch, chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

    - Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

    - Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình CMND hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.

    - Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân

    - Chứng thực chữ ký giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.

    - Chứng thực bản sao mà bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

    - Chứng thực bản sao mà bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

    - Chứng thực bản sao mà bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

    - Chứng thực bản sao mà bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

    - Chứng thực bản sao mà bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

    - Chứng thực bản sao mà giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    Căn cứ pháp lý: Luật công chứng 2014Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

    Và sau đây là những trường hợp không được lập vi bằng, nghĩa là trong trường hợp này, nếu lập vi bằng sẽ không được thừa nhận giá trị pháp lý, bị xem là vi phạm pháp luật vi bằng:

    - Các trường hợp quy định Thừa phát lại không được làm.

    + Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật cho phép; sử dụng thông tin về hoạt động thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

    + Đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

    + Tư vấn cho cá nhân, tổ chức dẫn đến thực hiện các hành vi trái pháp luật.

    + Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, quản tài viên và những công việc thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

    + Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu và những người có liên quan để tạo lập hồ sơ giả tạo hoặc hành vi gian dối khác.

    + Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho Văn phòng Thừa phát lại của mình trong việc hành nghề thừa phát lại.

    + Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của thừa phát lại; cháu ruột mà thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

    + Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

    - Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng gồm: Lập vi bằng xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

    - Các trường hợp vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự, trái đạo đức xã hội.

    - Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp theo quy định của pháp luật về chứng thực gồm: Lập vi bằng để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính, xác nhận hợp đồng, giao dịch.

    - Lập vi bằng sự kiện, hành vi mà thừa phát lại biết rõ nhằm thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng, trừ trường hợp sự kiện, hành vi trái pháp luật do người khác thực hiện ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu lập vi bằng.

    - Lập vi bằng sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức đang thi hành công vụ, trừ trường hợp sự kiện, hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người yêu cầu lập vi bằng.

    - Sự kiện, hành vi không do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

    - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Căn cứ pháp lý: Dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động thừa phát lại

    Như vậy, loại trừ các trường hợp nêu trên thì được phép công chứng, chứng thực và lập vi bằng.

    Có trường hợp được phép công chứng, chứng thực, nhưng không được lập vi bằng đó là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính, xác nhận hợp đồng, giao dịch.

    Các bạn lưu ý vấn đề này nhé!

     
    57995 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #541936   26/03/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn giúp mình phân biệt được khi nào lâp vi bằng khi nào cần công chứng chứng thực để tránh được việc mất thời gian khi  tiến hành thực hiện những công việc này cũng như giúp mình tránh được những rắc rối pháp lý khi thực hiện lập vi bằng cũng như công chứng chức thực.

     
    Báo quản trị |  
  • #541941   26/03/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề phân biệt khi nào lập vi bằng khi nào thực hiện công chứng chứng thực, theo quan điểm cá nhân của mình hiểu nôm na thì vi bằng chỉ giống như xác nhận có thực hiện giao dịch, còn công chứng chứng thực thì phạm vi xác nhận của hoạt động này nhiều hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #549842   24/06/2020

    Liên quan đến vấn đề nội dung của vi bằng, xuất phát từ mục đích mà cá nhân, tổ chức yêu cầu lập vi bằng mong muốn đạt được, đó có thể là lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền, vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà trước khi cho thuê, ghi nhận việc giao kết hợp đồng vay tiền, ghi nhận hiện trạng sạt lở,… Nội dung lập vi bằng rất phong phú và đa dạng, việc xác định chính xác nội dung lập vi bằng vừa có tác dụng ghi nhận đúng sự kiện, hành vi lập vi bằng vừa có tác dụng dùng làm chứng cứ trong xét xử và cơ sở để thực hiện các giao dịch dân sự khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #551065   01/07/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Cảm ơn những thông tin rất hữu ích mà bạn đã chia sẻ. Qua đây có thể phân biệt được vi bằng, công chứng và chứng thực là 3 khái niệm khác nhau và được sử dụng ở những trường hợp khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế thì 2 khái niệm công chứng, chứng thực vẫn đang bị sử dụng lẫn lộn. Đặc biệt là người dân vì chưa có kiến thức cụ thể về 2 khái niệm này.

     
    Báo quản trị |  
  • #551294   05/07/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Vi bằng không phải là thủ tục pháp lý mà chỉ là chứng cứ khi xảy ra tranh chấp. Thừa phát lại không phải chịu trách nhiệm pháp lý khi giao dịch dân sự lập vi bằng vi phạm quy định pháp luật.

    Công chứng, chứng thực là một thủ tục pháp lý, trong một số giao dịch dân sự bắt buộc phải có công chứng, chứng thưc. Công chứng viên phải chịu trách nhiệm phát lý khi công chứng giao dịch dân sự vi phạm pháp luật.

    Cập nhật bởi quachlinh197 ngày 05/07/2020 11:46:26 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quachlinh197 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/07/2020)
  • #552212   19/07/2020

    Vi bằng, hay văn bản công chứng, chứng thực được pháp luật thừa nhận như là chứng cứ, nguồn chứng cứ trong hoạt động xét xử hay các quan hệ pháp lý khác. Khi thực hiện, nhiều người đánh đồng giữa việc lập vi bằng và việc công chứng, chứng thực văn bản là một, xem chúng có giá trị chứng cứ như nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào lập vi bằng cũng được thừa nhận giá trị pháp lý và không phải trong mọi trường hợp công chứng, chứng thực cũng đều có giá trị pháp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #552671   25/07/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


     
    ở dưới góc độ pháp luật thì đi bằng nó lập ra là để thừa nhận là cái giá trị pháp lý không phải là trong mọi trường hợp công chứng chứng thực có giá trị pháp lý tự nhiên ở đây là nó như một cái máy quay lại sự kiện được diễn ra , sau này làm bằng chứng nếu có phát sinh những tranh chấp
     
    Báo quản trị |  
  • #553633   30/07/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Hiện nay có nhiều người nhầm lẫn giữa ba loại giấy tờ này. Mình thấy người dân, đặc biệt trong cách giao dịch liên quan tới mua bán, chuyển nhượng nhà ở đất đai thì còn mơ hồ giữa công chứng, chứng thực với vi bằng. Vi bằng cũng không có chức năng như công chứng, chứng thực, công chứng nên theo mình đối với những trường hợp mua bán nhà đất qua vi bằng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý, vì vậy nên cân nhắc kỹ trước khi mua nhà đất qua hình thức này

     

     
    Báo quản trị |  
  • #553792   31/07/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết rất hữu ích. Ngày nay không ít người còn nhầm lẫn giữa vi bằng do văn phòng thừa phát lại lập và việc công chứng hồ sơ giấy tờ với nhau. Bài viết về vấn đề này có thể giúp được nhiều người hiểu hơn về vấn đề này: vi bằng chỉ có giá trị bằng chứng chứ khi phát sinh tranh chấp ở tòa chứ không phải là một thủ tục để bảo đảm giá trị tài sản. 

     
    Báo quản trị |  
  • #555251   20/08/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Theo như mình hiểu thì Vi bằng chỉ ghi nhận lại những sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và trong một mối tương quan nào đó có thể xem xét tính gần giống với  hoạt động công chứng nhưng ở mức độ rộng hơn. Nếu công chứng chỉ xác thực, hợp pháp của các giao dịch dân sự bằng văn bản thì vi bằng do thừa phát lại lập bằng văn bản ghi nhận trực tiếp hành vi, sự kiện làm bằng chứng trong hoạt động tố tụng và các quan hệ pháp lý khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #555549   24/08/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Theo mình thấy thì vi bằng chỉ có giá trị bằng chứng, và chứng cứ này chứng minh việc có mua bán, giao nhận tài sản không chứ cũng không phải là một thủ tục hành chính để đảm bảo giá trị tài sản

     

     
    Báo quản trị |  
  • #566953   26/01/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Cảm ơn bài viết của tác giả, rất chi tiết. Việc lập vi bằng ngày càng trở nên phổ biến hơn với người dân khi cần ghi nhận sự kiện mà Thừa phát lại chứng kiến. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm như là không được lập vi bằng liên quan đến bất động sản mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #573045   29/06/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn,

    Về mặt giá trị pháp lý:

    Vi bằng và công chứng đều có giá trị chứng cứ

    Vi bằng không phải là hợp đồng, giao dịch mà chỉ là sự ghi nhận những sự kiện, hành vi, tuyên bố, cam kết, thỏa thuận, xác nhận sự kiện có thật, là chứng cứ để Tòa án giải quyết vụ án

    Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #573132   30/06/2021

    Chào bạn, mình cám ơn bạn vì bài viết hữu ích này. Việc công chứng, chứng thực có thể nói là rất gần gũi, dễ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, cần phải lưu ý những quy định trên để tiến hành đúng trình tự, thủ tục.

     
    Báo quản trị |  
  • #573142   30/06/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Việc lập vi bằng, công chứng, chứng thực hồ sơ, giấy tờ có ý nghĩa nhất định. Trong nhiều trường hợp nên lập vi bằng, nên hoặc bắt buộc công chứng, chứng thực để đảm bảo về giá trị pháp lý của hồ sơ, giấy tờ. Mọi người cần biết và phải biết để đảm bảo quyền lợi của mình, tránh rủi ro.

     
    Báo quản trị |  
  • #573810   22/07/2021

    Theo mình thấy thì hiện nay vẫn chưa thật sự phân biệt được công chứng và lập vi bằng khác nhau ở đâu. Bài viết của bạn đã cung cấp đến mọi người những thông tin rất hữu ích, tuy nhiên cách bạn trình bày bài viết vẫn chưa làm nổi bật lên chủ đề mà bạn đưa ra. Cảm ơn tác giả rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #573964   27/07/2021

    Hiện nay việc công chứng, chứng thực hay lập vi bằng đang được nhắc khá nhiều trong các giao dịch hằng ngày.

    Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ ba khái niệm này, dẫn tới những sai phạm trong việc xác lập các giao dịch cũng như là thực hiện các thủ tục mà pháp luật quy định cần phải công chứng, chứng thực, lập vi bằng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #576227   12/10/2021

    baoquyen1510
    baoquyen1510

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2021
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 985
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 23 lần


    So với trước đây thì theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP hiệnnay đã định nghĩa rõ về vi bằng như sau:

    "3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này."

     

     
    Báo quản trị |  
  • #576372   22/10/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Theo như mình biết thì vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Và vi bằng không thay thế văn bản công chứng hay văn bản chứng thực. Nhiều người vẫn còn hiểu nhầm những thuật ngữ này là giống nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #577331   26/11/2021

    Cần phân biệt rõ khi nào lập vi bằng, khi nào công chứng, chứng thực?

    Hiện nay, rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa lập vi bằng và công chứng. Có nhiều tranh chấp xảy ra xung quanh những giao dịch được lập vi bằng, hoặc công chứng. Đây là một vấn đề cần phải được thảo luận lại. Tuy nhiên, trong bài viết của tác giả chưa giúp người đọc phân biệt rõ ràng đâu là trường hợp phải được công chứng và đâu là trường hợp được lập vi bằng.

     

     
    Báo quản trị |