Cần hiểu thế nào là “sự kiện bất khả kháng”?

Chủ đề   RSS   
  • #519968 03/06/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 489 lần


    Cần hiểu thế nào là “sự kiện bất khả kháng”?

     

    Theo quy định tại Bộ luật dân sự (BLDS) 2015, khi phát sinh “sự kiện bất khả kháng” sẽ kéo theo nhiều hậu quả phát lý, cụ thể:

    + Theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 đặt ra quy định sự kiện bất khả kháng liên quan đến phần thời hiệu,  theo đó đây là căn cứ xác định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.

    + Theo khoản 2 Điều 584 BLDS 2015, sự kiện bất khả kháng là một trong những căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Ngoài ra, trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, Luật Thương mại 2005 cũng có những quy định về sự kiện bất khả kháng. Theo đó, khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên vi phạm hợp đồng phải có sự thông báo ngay cho bên kia về trường hợp miễn trách nhiệm trong một khoảng thời gian thích hợp, nếu không thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại,… (Điều 294, 295 và 296).

    Vậy, hiểu thế nào là “sự kiện bất khả kháng”?

    Theo khoản 1 Điều 156 BLDS  2015:

    Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. 

    Từ quy định trên, có thể thấy để được xác định là một sự kiện bất khả kháng thì cần thỏa mãn đủ 03 điều kiện sau:

    Một là, sự kiện xảy ra một cách khách quan:

    Sự kiện này có thể là sự kiện tự nhiên như: thiên tai (lũ lụt, hạn hán, sóng thần,…), chiến tranh hay cũng thể là do con người gây ra như hành động của một người thứ ba (có thể là quy định của các văn bản quy phạm pháp luật được cơ quan có thẩm quyền ban hành điều chỉnh liên quan đến đối tượng trong giao dịch dân sự, lấy một ví dụ cụ thể như: A (thương nhân Việt Nam) mua sản phẩm S từ B (thương nhân nước ngoài). Tuy nhiên, đến khi cập cảng thì Nhà nước Việt Nam lại mới ban hành quy định về việc cấm nhập khẩu sản phẩm S (vì tình thế nguy cấp mà quy định có hiệu lực kể từ khi ban hành).

    Hai là, sự kiện không thể lường trước được:

    Theo đó, đây phải là những sự kiện xảy ra hoàn toàn độc lập không theo ý chí của các bên và các bên hoàn toàn không nghĩ nó có thể xảy ra. Tuy nhiên, trường hợp các bên có thể không lường trước được một sự kiện xảy ra tại thời điểm giao kết nhưng lại lường trước được sự việc xảy ra sau thời điểm này thì không áp dụng chế định liên quan đến bất khả kháng. Nói cách khác, sự kiện bất khả kháng phải không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng.

    Xét trong ví dụ về hợp đồng mua bán của A, B như đã đề cập ở phần trên, rõ ràng, các bên không lường được sự kiện làm cản trở thực hiện hợp đồng nhưng xảy ra tại thời điểm giao kết. Do đó, chế định về sự kiện bất khả kháng sẽ được áp dụng.

    Ba là, sự việckhông thể khắc phục được

    Theo đó, hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Như vậy, người có hành vi thuộc trường hợp “sự kiện bất khả kháng” thì hành vi đó không có lỗi tồn tại và theo định của pháp luật không phải chịu trách nhiệm dân sự. Vậy nên, khi soạn thảo hay giao kết hợp đồng thì các bên nên đề cập, ghi nhận rõ ràng về điều khoản “sự kiện bất khả kháng” để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. Qua đó, nếu có sự kiện xảy ra, các bên có thể xác định có hay không có hành vi vi phạm hợp đồng và tránh những tranh chấp có thể phát sinh sau này.

    Thông thường, có 3 cách để các bên quy định điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng. Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích, tính chất của hợp đồng mà khi soạn thảo hợp đồng các bên có thể lựa chọn một trong ba cách thức sau để ghi nhận về điều khoán bất khả kháng:

    - Cách 1: Phương pháp liệt kê

    Quy định theo cách liệt kê các trường hợp được coi là sự kiện bất khả kháng có thể xảy ra

    Ví dụ: “Điều khoản bất khả kháng: Sự kiện bất khả kháng bao gồm: mưa bão, lũ, lốc xoáy, chiến tranh, …”

    + Ưu điểm: cách quy định này chi tiết, khiến các bên dễ dàng áp dụng khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra.

    + Nhước điểm: cách quy định này dễ dẫn đến việc thiết sót.

    - Cách 2: Phương pháp định nghĩa

    Theo đó, các bên sẽ thống nhất trong việc hiểu như thế nào là sự kiện bất khả kháng.

    Ví dụ: “Điều khoản bất khả kháng: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”

    + Ưu điểm: có thể bao quát được hầu hết các trường hợp bất khả kháng

    + Nhược điểm: cách quy định chung chung gây khó áp dụng và dễ dẫn đến tranh chấp giữa các bên.

    - Cách 3: Phương pháp tổng hợp

    Quy định kết hợp giữa định nghĩa và liệt kê các trường hợp có thể xảy ra

    Ví dụ: “Điều khoản bất khả kháng:

    1.Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    2.Sự kiện bất khả kháng được hiểu theo định nghĩa nêu trên như: mưa, bão, lũ, chiến tranh…”

    + Ưu điểm: vừa đưa ra cho các bên các nhìn khái quát và chi tiết về điều khoản bất khả kháng. Trong trường hợp các bên chưa liệt kê hết các sự việc được coi là bất khả kháng vào hợp đồng thì vẫn có thể căn cứ vào định nghĩa để xác định một sự việc có được coi là sự kiện bất khả kháng hay không.

    + Nhược điểm: vẫn không khắc phục được hết các nhược điểm của 2 phương pháp quy định trước.

     

     

     
    18076 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    PhamHoan20071992 (03/01/2020) kihlinbin@gmail.com (10/12/2019) ThanhLongLS (03/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận