Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng
- Căn cứ vào thời điểm phát sinh tài sản
· Tài sản do vợ chồng làm ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân. -> không dựa vào căn cứ đóng góp.
· Các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân (Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP).
- Căn cứ vào nguồn gốc tài sản
· Tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung.
· Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung.
Để xác định tài sản chung của vợ chồng, phải dựa vào ý chí của người tặng cho:
§ Một chủ sở hữu tài sản thể hiện ý chí tặng cho cả 2 vợ chồng và không đề cập đến quyền sở hữu của mỗi người => tài sản này là tài sản chung của vợ chồng.
§ Nhưng nếu người tặng cho thể hiện rõ phần quyền sỡ hữu của vợ, chồng thì tài sản tặng cho này không phải là tài sản chung của vợ chồng. Vì khối tài sản này đã trở thành tài sản chung theo phần, mà tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất.
Về quan hệ thừa kế
Theo pháp luật chia theo phần, phần quyền sở hữu cụ thể -> không là tài sản chung
Theo di chúc -> áp dụng tương tự như tặng cho.
Theo quy định của pháp luật thừa kế, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung để trở thành tài sản chung chỉ có thể xảy ra trong trường hợp thừa kế theo di chúc. Bởi diện và hàng thừa kế theo pháp luật không có con dâu, con rễ. Trong trường hợp đặc biệt, nếu cả vợ và chồng đều được hưởng thừa kế theo pháp luật thì phần mỗi người được hưởng sẽ là tài sản của riêng người đó.
- Căn cứ vào ý chí của vợ chồng: Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung
o Việc nhập hay không nhập tài sản riêng thành tài sản chung hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người vợ, chồng, pháp luật không can thiệp.
o Tuy nhiên nếu nhập tài sản riêng là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản có giá trị lớn khác vào tài sản chung, phải lập thành văn bản và có chữ ký của cả vợ và chồng, văn bản này có thể được công chứng theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ suy đoán pháp lý: khoản 3 Điều 33 Luật HNGĐ 2014, Điểm b mục 3 Nghị quyết 02/2000.