Căn cứ thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế

Chủ đề   RSS   
  • #608090 12/01/2024

    quynhnn18

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2019
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Căn cứ thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế

    Từ 15/02/2024, Thông tư 31/2023/TT-BYT quy định về thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế sẽ có hiệu lực thi hành. Vậy theo thông tư này, thẩm quyền và căn cứ để tu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là gì?

    1. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

    Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 31/2023/TT-BYT thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là cơ quan cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đó.

    Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ở đây là Bộ Y tế hoặc cơ quan do Bộ Y tế phân cấp, ủy quyền cấp Giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế như các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

    2. Căn cứ thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

    Căn cứ thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 3 Thông tư 31/2023/TT-BYT như sau:

    Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thu hồi giấy chứng nhận khi thực hiện thanh tra, kiểm tra hoặc thu hồi theo đề nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra khi phát hiện cơ sở không đủ các điều kiện sau:

    + Thứ nhất, không đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất quy định tại Điều 19 (Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm), Điều 20 (Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm), Điều 21 (Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm), Điều 22 (Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ), Điều 25 (Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm), Điều 26 (Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng dùng để chế biến thực phẩm), Điều 27 (Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến), Điều 28 (Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống), Điều 29 (Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống) và Điều 30 (Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm) Luật an toàn thực phẩm 2010; các quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP; Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan;

    + Thứ hai, không có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ quan tiến hành thanh tra, kiểm tra thì cơ quan có thẩm quyền phải ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở.

     
    73 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận