CĂN CỨ PHÁT SINH QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU VÀ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

Chủ đề   RSS   
  • #440208 01/11/2016

    thevan1994

    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    CĂN CỨ PHÁT SINH QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU VÀ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

    Chào Dân Luật !

    Tôi có một vấn đề chưa rõ đó là căn cứ phát sinh quyền đối với nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng là gi. Mong mọi người có thể giúp đỡ!

    Thân!

     
    5356 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #440389   02/11/2016

    Giải đáp:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Trung tâm Nghiệp vụ, Nghiên cứu và thực hành luật – Công ty Luật Việt Kim. Với thắc mắc của bạn, Công ty chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    1. Căn cứ phát sinh quyền đối với nhãn hiệu

    Việc xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu chủ yếu thông qua thủ tục đăng kí tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc pháp luật quy định đăng kí quyền SHCN là một thủ tục bắt buộc bởi nhiều lí do:

    - Thứ nhất, việc nộp đơn đăng kí bảo hộ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là cơ sở pháp lý để xác định tư cách của chủ sở hữu, xác định thứ tự đăng kí bảo hộ, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp liên quan đến đối tượng.

    - Thứ hai, đăng kí bảo hộ là một cách thức để công khai hóa quyền sở hữu đối với các loại tài sản vô hình cho các chủ thể khác biết.

    - Thứ ba, thông qua các thủ tục đăng kí, Nhà nước có thể khuyến khích các hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại.

    Giống như quyền SHCN, quyền SHCN đối với nhãn hiệu mang tính lãnh thổ tuyệt đối, nó chỉ phát sinh trên cơ sở công nhận hoặc cấp văn bằng bảo hộ cuả cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia nhất định đã công nhận hoặc cấp văn bằng bảo hộ đó

    2. Căn cứ phát sinh quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng

    Thứ nhất, việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng không cần thực hiện thông qua thủ tục đăng ký.

    Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 103/2006/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp quy định về Căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp như sau:

    “2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.

    Do đó, nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng nhãn hiệu

    Thứ hai, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.

    Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 bao gồm:

    “1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

    2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

    3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

    4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

    5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

    6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

    7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

    8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.”

    Như vậy, để xác định là nhãn hiệu nổi tiếng thì phải căn cứ vào các tiêu chí trên theo quy định của pháp luật.

    NGUYỄN THỊ MINH TÂM – CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 3.2889.888 – E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1 - Tầng 5, SHB Building, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |