Căn cứ nào dùng để hạch toán trên tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng?

Chủ đề   RSS   
  • #611609 16/05/2024

    huongpham3797

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/11/2022
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Căn cứ nào dùng để hạch toán trên tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng?

    Căn cứ nào dùng để hạch toán trên tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng? Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng có mấy tài khoản cấp 2?

    Căn cứ nào dùng để hạch toán trên tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng?

    Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng được quy định tại Điều 13 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

    "Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng

    1. Nguyên tắc kế toán

    Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp. Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).

    ..."

    Theo đó, Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp.

    Cũng theo quy định này thì căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).

    Lưu ý: Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo.

    Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.

    Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê.

    Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.

    DL-tai-khoan-112

    Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng có mấy tài khoản cấp 2?

    Cũng theo Điều 13 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng có 3 tài khoản cấp 2, cụ thể gồm:

    - Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.

    - Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.

    - Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.

    Ngoài ra quy định này cũng đề cập nội dung phản ánh của tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng như sau:

    Bên Nợ:

    - Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng;

    - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).

    - Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo

    Bên Có:

    - Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng;

    - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).

    - Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo

    Số dư bên Nợ:

    Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.

    Tóm lại, căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).

     

     
    661 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận