Căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #602161 27/04/2023

    nitrum01
    Top 500


    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (279)
    Số điểm: 2022
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 35 lần


    Căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam

    Hiện nay, vấn đề xác định chính xác tội danh đối với các vụ việc có dấu hiệu chuyển hóa tội phạm là một vấn đề phức tạp. Vậy xác định chuyển hóa tội phạm được hiểu thế nào?

    Chuyển hóa tội phạm là gì?

    Nghị quyết 01-HĐTP/NQ về việc hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của Bộ Luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành có đề cập đến vấn đề này. Theo tinh thần của văn bản có thể hiểu khi một người thực hiện hành vi cấu thành tội phạm cụ thể được Bộ Luật hình sự quy định thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đó. Tuy nhiên, diễn biến hành vi phạm tội không phải lúc nào cũng đồng nhất với hành vi Luật định, trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, có những hành vi đáp ứng cấu thành tội phạm của nhiều tội khác nhau. Trong đó, hành vi sau có mức độ nguy hiểm cao hơn so với hành vi ban đầu. Do đó, nếu xác định tội danh dựa trên hành vi ban đầu sẽ khiến cho tội phạm và hình phạt không tương thích với hành vi phạm tội. Chính vì vậy, hình thành các quy định về chuyển hóa tội phạm.

    Chuyển hóa tội phạm từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản

    Theo Nghị quyết 01-HĐTP/NQ có nêu các Tòa án đã định tội không thống nhất đối với các trường hợp kẻ phạm các tội chiếm đoạt tài sản (như cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, lừa đảo) đã dùng bạo lực để chiếm đoạt cho bằng được tài sản định chiếm đoạt hoặc để tẩu thoát. Nhiều Tòa án đã coi mọi trường hợp nói trên là cướp tài sản… ngược lại có Tòa án chỉ coi việc dùng bạo lực là tình tiết tăng nặng của việc chiếm đoạt chứ không kết án kẻ phạm tội về tội cướp tài sản…

    - Trường hợp do chưa chiếm đoạt được tài sản mà kẻ phạm tội dùng vũ lực hay đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được thì cần định tội là cướp tài sản…

    - Trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản rồi, nhưng chủ tài sản họăc người khác đã lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản còn ở trong tay kẻ phạm tội, mà kẻ phạm tội dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được, thì cần định tội là cướp tài sản…

    - Trường hợp dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) là nhằm để tẩu thoát (kể cả khi tẩu thoát cùng với tài sản đã chiếm đoạt được), thì không kết án kẻ phạm tội về cướp tài sản…, và tùy trường hợp mà kết án họ về tội phạm xảy ra trước khi dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) và coi việc dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) là tình tiết “hành hung để tẩu thoát” (tình tiết định khung hình phạt cao hơn theo các điều 131, 132, 154, 155 BLHS). Nếu việc dùng vũ lực dẫn tới hậu quả làm chết người thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội giết người. Nếu hậu quả của việc dùng vũ lực là gây cố tật nặng hoặc gây thương tích dẫn đến chết người thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội cố ý gây thương tích.

    Thông tư liên tịch 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP cũng mang tính kế thừa Nghị quyết trên, cụ thể:

    - Khi người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được nhưng bị phát hiện và bắt giữ hoặc bao vây thì có hành vi chông trả, hay nói cách khác tài sản chiếm đoạt vẫn đang do người phạm tội.

    - Trường hợp do chưa chiếm đoạt được tài sản mà kẻ phạm tội dùng vũ lực hay đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được thì cần định tội là cướp tài sản…

    - Trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản rồi, nhưng chủ tài sản họăc người khác đã lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản còn ở trong tay kẻ phạm tội, mà kẻ phạm tội dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được, thì cần định tội là cướp tài sản…

     

     

     
    553 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận