Căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do dụng ý xấu là gì? Văn bằng bảo hộ là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #611937 24/05/2024

    phanthanhthao0301

    Mầm

    Vietnam --> Gia Lai
    Tham gia:10/11/2023
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do dụng ý xấu là gì? Văn bằng bảo hộ là gì?

    Căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do dụng ý xấu là gì theo quy định của pháp luật? Văn bằng bảo hộ là gì và bao gồm những loại nào?

    Văn bằng bảo hộ là gì?

    Căn cứ tại khoản 25 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì:

    Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.

    Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 92 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì:

    Văn bằng bảo hộ gồm:

    - Bằng độc quyền sáng chế,

    - Bằng độc quyền giải pháp hữu ích,

    - Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp,

    - Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,

    - Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và

    - Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

    Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong trường hợp người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu đúng không?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

    Theo đó, văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

    - Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu;

    - Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế quy định tại Điều 89a của Luật này;

    - Đơn đăng ký sáng chế đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen nhưng không bộc lộ hoặc bộc lộ không chính xác về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen có trong đơn đó.

    Như vậy, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong trường hợp người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu.

    Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì:

    Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần hiệu lực nếu toàn bộ hoặc một phần văn bằng bảo hộ đó không đáp ứng quy định của Luật này về quyền đăng ký, điều kiện bảo hộ, sửa đổi, bổ sung đơn, bộc lộ sáng chế, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong các trường hợp sau đây:

    - Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được người có quyền đăng ký chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;

    - Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 8 và Chương VII của Luật này;

    - Việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp làm mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn hoặc làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn;

    - Sáng chế không được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;

    - Sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ vượt quá phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế;

    - Sáng chế không đáp ứng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại Điều 90 của Luật này.

    Căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do dụng ý xấu là gì?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN thì:

    Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỏ hiệu lực do người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ trong trường hợp sau đây:

    - Có căn cứ cho rằng, tại thời điểm nộp đơn, người nộp đơn biết hoặc có cơ sở để biết nhãn hiệu mình đăng ký trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với một nhãn hiệu đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam hoặc nhãn hiệu nổi tiếng tại các nước khác cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự; và

    - Việc đăng ký này nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu đó để thu lợi; hoặc chủ yếu nhằm mục tiêu bán lại, cấp phép hoặc chuyển giao quyền đăng ký cho người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này; hoặc nhằm mục tiêu ngăn chặn khả năng gia nhập thị trường của người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này để hạn chế cạnh tranh; hoặc các hành vi trái với tập quán thương mại lành mạnh khác.

    Tóm lại, căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do dụng ý xấu là:

    - Có căn cứ cho rằng, tại thời điểm nộp đơn, người nộp đơn biết hoặc có cơ sở để biết nhãn hiệu mình đăng ký trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với một nhãn hiệu đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam hoặc nhãn hiệu nổi tiếng tại các nước khác cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự; và

    - Việc đăng ký này nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu đó để thu lợi; hoặc chủ yếu nhằm mục tiêu bán lại, cấp phép hoặc chuyển giao quyền đăng ký cho người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này; hoặc nhằm mục tiêu ngăn chặn khả năng gia nhập thị trường của người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này để hạn chế cạnh tranh; hoặc các hành vi trái với tập quán thương mại lành mạnh khác.

     
    120 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận