Cán bộ, công chức, viên chức sử dùng bằng cấp giả bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #563331 25/11/2020

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Cán bộ, công chức, viên chức sử dùng bằng cấp giả bị xử lý như thế nào?

    sử dùng bằng cấp giả

    Cán bộ, công chức, viên chức sử dùng bằng cấp giả: Ảnh minh họa

    Mới đây vụ việc trường ĐH Đông Đô đã cấp hơn 600 bằng cử nhân tiếng Anh giả (hệ văn bằng 2), trong đó có nhiều người “mua” bằng là cán bộ, công chức nhà nước. Hiện nay, cũng không ít các trường hợp đối tượng làm việc công sử dụng bằng giả trong công tác, vậy trường hợp bị phát hiện hậu quả sẽ như thế nào?

    * Xử phạt hành chính:

    Tại Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với người vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ. Trong đó:

    “…Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả…” Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng bằng giả chứng chỉ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu bằng giả đã sử dụng.

    * Xử lý kỷ luật:

    Đối với cán bộ, công chức, viên chức tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì:

    - Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức nếu sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

    - Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc nếu sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    * Xử lý hình sự:

    Trong trường hợp việc mua bán văn bằng, chứng chỉ đủ yếu tố cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017:

    “Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

    1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

    …”

    Trường hợp thuộc các trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 341 thì nặng nhất của tội này là 7 năm tù.

     
    6489 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận