Trước giờ đi xe, nhiều trường hợp người đi xe không biết mình vi phạm luật giao thông đường bộ. Mãi cho đến khi, bị gọi vào phạt mới biết mình có lỗi gì. Vậy có khi nào bạn nghĩ không chỉ mình vi phạm mà Cảnh sát giao thông cũng vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ.?
Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi đi đường, nếu không may bị “chú áo vàng” hỏi thăm:
1/ Kiểm tra trang phục của CSGT
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BCA, thì CSGT khi tuần tra, kiểm soát công khai phải sử dụng trang phục theo đúng quy định của Bộ Công An.
2/ Kiểm tra thẻ xanh của CSGT
Theo Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA:
CSGT phải đeo thẻ xanh (biển hiệu) khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiềm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ. (Biển hiệu được ngay chính giữa phía trên nắp túi áo ngực bên trái)
=> Việc kiểm tra trang phục và thẻ xanh của CSGT là bằng chứng để xác nhận xem đó là CSGT thật hay giả.
Theo quy định pháp luật, việc không đeo thẻ xanh không ảnh hưởng đến thẩm quyền xử phạt của CSGT theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Tuy nhiên, người dân có thể gửi ý kiến đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị xử lý kỷ luật CSGT đã vi phạm.
Và trên thực tế, nhiều người không chấp nhận đóng phạt bởi CSGT không đeo thẻ xanh hoặc không mặc trang phục đúng quy định, trường hợp này họ cũng đành bó tay và cho đi.
3/ Chào hỏi trước khi yêu cầu phạt
Tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 65/2012TT-BCA có quy định:
Điều 3. Yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ
….
3. Khi tiếp xúc với nhân dân phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực.
|
4/ Hỏi CSGT về lỗi mình đã vi phạm
Trường hợp thấy mình không có vi phạm, yêu cầu họ chứng minh lỗi. Vì chỉ khi người điều khiển xe có lỗi vi phạm về giao thông đường bộ. Họ mới có quyền dừng xe.
Căn cứ Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA:
Điều 14. Các trường hợp được dừng phương tiện
1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
…
|
Nếu CSGT không chứng minh được lỗi của bạn thì họ không được phép dừng phương tiện của bạn.
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Đồng thời, người vi phạm có quyền chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Đây là điều có quy định hẳn hoi tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, nhưng trên thực tế, một số người vi phạm không biết mình có quyền này. Vì thế họ chấp nhận nộp phạt mà không yêu cầu chứng minh vi phạm, hoặc chứng minh mình không vi phạm.
5/ Nộp phạt
Có 2 hình thức:
- Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
- Phạt tại chỗ.
Dù là hình thức xử phạt nào cũng cần có giấy tờ chứng minh.
Thực tế, nhiều trường hợp để tránh gây mất thời gian, rắc rối nhiều người chấp nhận phạt tại chỗ nhưng lại không nhận được quyết định phạt
Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 25/03/2015 11:27:55 SA
Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 25/03/2015 11:27:11 SA