Cấm bày bán thực phẩm tươi sống trong lễ hội

Chủ đề   RSS   
  • #403286 20/10/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Cấm bày bán thực phẩm tươi sống trong lễ hội

    Đó là một trong những quy định cấm tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Quy chế văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội.

    bày bán thực phẩm tươi sống

    Cụ thể, cấm các hành vi sau đây trong tổ chức lễ hội:

    - Các hoạt động tổ chức lễ hội có nội dung, hình ảnh, hành động miêu tả cảnh đánh đập, mô tả cảnh đầu rơi, máu chảy.

    - Các sản phẩm hàng hóa được bày bán có tính bạo lực; các loại thực phẩm tươi sống, thịt thú rừng cấm săn bắt theo quy định pháp luật.

    - Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa và các hình thức mê tín dị đoan khác.

    Không được mời cán bộ, công, viên chức tham dự lễ hội trong giờ hành chính

    Theo đó, không được phép mời cán bộ, công, viên chức tham dự lễ hội trong giờ hành chính với danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị.

    Khách mời tham dự lễ hội phải do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện đúng quy định tại Nghị định 145/2013/NĐ-CP.

    Chỉ được phép tổ chức lễ hội trong tối đa 03 ngày

    Trừ 5 lễ hội sau đây, các lễ hội còn lại đều chỉ được tổ chức tối đa 03 ngày:

    - Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ).

    - Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội).

    - Lễ hội Phủ Dầy (Nam Định).

    - Lễ hội Xuân Núi Bà Đen (Tây Ninh).

    - Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam (An Giang).

    Các hoạt động dịch vụ trong lễ hội phải không đảm bảo không lấn chiếm

    - Các cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng quán, nhà hàng, khách sạn, bến bãi phục vụ nhu cầu người tham gia lễ hội phải được quy hoạch, đảm bảo không lấn chiếm khuôn viên di tích, thuận tiện, không cản trở giao thông, gây ô nhiễm môi trường trong khu vực lễ hội.

    - Không bày, bán hàng hóa lấn chiếm lòng, lề đường đi gây cản trở giao thông; niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, không chèo kéo khách, không ép giá; không bày bán thịt tươi sống, thịt động vật hoang dã theo quy định của nhà nước.

    - Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải có giấy phép kinh doanh, giấy kiểm định của cơ quan có thẩm quyền.

    - Tổ chức dịch vụ trong khuôn viên di tích phải theo quy định của Ban Tổ chức lễ hội.

    - Không lợi dụng lễ hội để tổ chức các hoạt động chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây mất trật tự, an ninh, tuyên truyền trái pháp luật, chia rẽ đoàn kết dân tộc.

    - Không tổ chức đánh bạc, đánh bạc dưới mọi hình thức và các hành vi bạo lực trong lễ hội.

    - Không bán vé, thu tiền việc sinh hoạt và tham gia lễ hội. Trong khu vực di tích, lễ hội nếu có tổ chức các trò chơi, trò diễn, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày thì được bán vé cho hoạt động dịch vụ đó, giá vé thực hiện theo quy định của cơ quan tài chính có thẩm quyền.

    - Không được tổ chức các dịch vụ sinh hoạt ăn, nghỉ và dịch vụ tín ngưỡng trong khuôn viên di tích, lễ hội.

    Tiền công đức phải được công khai, minh bạch

    - Người phụ trách (trụ trì), Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải có phương thức thu nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức hiệu quả, đúng mục đích, đảm bảo thống nhất, đoàn kết giữa những người trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.

    - Việc quản lý, sử dụng nguồn công đức phải công khai, có sổ sách rõ ràng, chi tiêu minh bạch.

    - Việc quản lý, sử dụng nguồn công đức phải tuân thủ các quy định tại Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV.

    Thông tư quy định chi tiết thi hành Quy chế văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội bãi bỏ Quyết định 39/2001/QĐ-BVHTT

     
    3422 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận