#f2f2f2;">#0000ff;">Chuyện xưng hô - nét văn hóa riêng trên mỗi forum Việt
Xưng hộ kiểu "em - các thím", "em - các mẹ". "cháu - các cụ"... từ
lâu đã trở thành đặc điểm giúp người ta phân biệt thành viên giữa các
diễn đàn.
Dạo một vòng Internet, người ta dễ dàng nhận ra các thành viên các diễn
đàn Việt Nam đang hình thành nên một nét “văn hóa” đặc trưng thông qua
cách xưng hô hàng ngày.
Đa dạng cách xưng hộ trên diễn đàn Việt
Ở những diễn đàn giữa các bà mẹ như
webtretho.com, yeutretho.com thì thành viên phổ biến kiểu xưng hộ “em-các mẹ” hay “bố cháu-mẹ cháu”. Sang đến diễn đàn về ô tô xe máy như
otofun.com, bikervietnam.com…
mọi người lại chẳng ngại gọi nhau bằng “bác-em” hay “cụ-cháu”. Cũng có
khi, cách xưng hộ của cư dân mạng khiến người ta thấy thật hài hước. Ở
vOzforums - diễn đàn dành cho dân công nghệ thông tin, box “Chuyện trò
linh tinh-F17”, “em-các thím” vẫn thường xuyên được sử dụng phổ biến.
Mặc dù các diễn đàn thường không bắt buộc thành viên của mình phải xưng
hô theo một cách khô cứng nào, nhưng với mong muốn phát triển diễn đàn
một cách có định hướng, có chất lượng và cá tính riêng, thực sự hướng
tới tính gần gũi giữa các thành viên, đến cái thật hơn cái ảo thường
thấy trong diễn đàn, từ lâu giữa các diễn đàn lớn thường có những cách
xưng hô đặc trưng in đậm dấu ấn riêng của họ.
Việt Dũng- một thành viên sinh hoạt trên diễn đàn bongban.org chia sẻ:
“Hôm
nọ, mình có xem chương trình “Ai là triệu phú” trên VTV3. Có một anh
người chơi gọi điện nhờ tới sự trợ giúp của một anh bạn và xưng với anh
ấy là “cụ cụ cháu cháu” . Ban đầu không biết, mình thấy rất lạ lùng và
cho rằng họ có phần thiếu văn hóa khi giao tiếp bằng ngôn ngữ như vậy
trước ống kính truyền hình. Nhưng về sau, nhờ anh người chơi giới thiệu,
mình mới được biết rằng họ là những thành viên chủ chốt của diễn đàn
Otofun.com và cách xưng hô “cụ-cháu” như vậy là cách xưng hô đặc trưng
của riêng diễn đàn ấy". Giống như một đặc trưng giao tiếp, ở đâu mà
cư dân mạng xưng hô “cụ-cháu” người ta nghĩ ngay đến bóng dáng của
Otofun trong đó.
Việc chọn được cho diễn đàn mình một cách xưng hô riêng không phải là
chuyện dễ. Nó vừa phải mang tính đặc trưng, vừa phải thể hiện được nét
văn hóa riêng biệt của trong đại từ nhân xưng đó. Chẳng hạn nghe cách
xưng hô “em-các mẹ” của diễn đàn
webtrertho, chúng ta có thể dễ
dàng nhận ra đây là diễn đàn riêng biệt của những bà mẹ thảo luận về
những kinh nghiệm, tình huống trong việc nuôi dạy con cái, quán xuyến
gia đình. Còn khi truy cập Otofun dành cho những người yêu xe, chúng ta
sẽ thấy dòng chào mừng
“Chào bác, hình như bác vào đọc Otofun cũng
nhiều mà sao chưa thấy bác đăng ký làm thành viên nhỉ, sao không đăng ký
luôn đi bác, miễn phí mà”. Cách xưng hô “bác-em” vốn là cách xưng
hô đặc trưng của dân lái xe, khiến cho những ai dù chưa là thành viên
của diễn đàn nhưng vẫn cảm thấy có sự ấm cúng, gắn bó thân thiết và thực
sự coi diễn đàn như ngôi nhà chung thứ hai của mình.
Xưng hô trên diễn đàn-có nên theo kiểu “cá mè một lứa”?
Internet đã mang lại những điều thật phi thường về khả năng lưu trữ
thông tin, kết nối con người thông qua hệ thống các mạng xã hội và diễn
đàn với hàng tỉ người tham gia. Tuy có nhiều điểm ưu việt như vậy nhưng
cái mà Internet vẫn chưa thể mang tới cho cộng đồng đó là cách ứng xử có
văn hóa- mà một phần được thể hiện qua cách xưng hô trên mạng. Một câu
hỏi lớn được đặt ra là có nên xưng hô giống nhau giữa các thành viên có
tuổi tác, thứ bậc khác nhau trên cùng một diễn đàn?
Xung quanh vấn đề này, cư dân mạng đang tồn tại hai luồng quan điểm.
Quan điểm thứ nhất cho rằng cần phải dựa vào tuổi tác, thứ bậc trên
forum mà các thành viên tự chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp, tránh gây ra
sự bất kính, thiếu tôn trọng các thành viên “lão làng” hơn. Văn Anh -
thành viên trên diễn đàn namdinhonline chia sẻ:
“Không ít lần, mình
đã nhận được từ YM, email hay từ những diễn đàn mà mình tham gia những
câu chào xã giao đại loại như “chào mày”, “ê ku”, “chú mày vẫn khỏe
chứ?”…
Dù thừa biết được rằng trong số những thành viên gửi tin nhắn đó cho
mình có người còn ít tuổi hơn cả mình, dù cảm thấy không hài lòng vì
cách xưng hô “cá mè một lứa” như vậy nhưng mình vẫn phải ngậm bồ hòn làm
ngọt vì nghĩ rằng đây là cộng đồng ảo, không ai biết ai, họ có xưng hô
thế nào là quyền của người ta; nên mình cũng chỉ luôn cười và đáp lại
“Vâng, chào anh”, “Thưa bác”…để giữ thái độ thân thiện của mình”.
Quan điểm thứ hai, có vẻ được đa phần cư dân mạng tán thành hơn cho rằng
không cần phải quá xét nét, câu nệ chuyện xưng hô trên diễn đàn. Họ cho
rằng xung quanh chuyện tuổi tác-yếu tố quyết định chuyện xưng hô, hầu
như trên diễn đàn chẳng mấy người đưa ra, hoặc có đưa ra nhưng cũng
không chính xác. Có thể ví các diễn đàn như những cục tẩy, xóa mờ ranh
giới của các thế hệ, nên cách đối thoại cũng không nên khô cứng như khi
tiếp xúc ngoài đời thật. Đơn giản chỉ cần các thành viên có những lời
nói tôn trọng nhau, tránh đụng chạm, xúc phạm nhau theo nội quy đã ghi
rõ của forum là được.
Thành viên Nguyễn Hải, một thành viên khá cao tuổi trên diễn đàn
uyenlinh.vn từng nói:
“Chúng
tôi không muốn mình vô tình trở thành rào cản các anh em trẻ hơn trong
việc tham gia ý kiến với diễn đàn. Chúng tôi cũng không muốn các bạn
trẻ, vì nể nang tuổi tác, mà xuê xoa hay bỏ qua những điều không đúng
của chúng tôi. Trong tranh luận, không nề tuổi tác. Đồng thời, vẫn có
những cách tranh luận cho đến đầu đến đũa mà không hề thiếu tôn trọng
lẫn nhau. Đó là cốt lõi vấn đề, chứ không phải là việc xưng hô "chú,"
"bác," hay "bạn." Đó cũng là cái mà chúng ta đang bàn ở đây, cái mà
người Việt chúng ta gọi là "văn hóa tranh luận”".
Xét cho cùng, văn hóa của mỗi cộng động vẫn thể hiện nhiều nhất ở cách
tranh luận, trò chuyện hàng ngày. Cách xưng hộ trên mạng ảo nếu có hãy
nhìn nhận từ góc độ bản sắc riêng của mỗi diễn đàn.
Theo MaskOnlineCung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN
Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.
Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc