Cách xác định phạm vi 3 đời? Kết hôn trong phạm vi 3 đời bị phạt thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #612588 10/06/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (929)
    Số điểm: 15784
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 309 lần
    SMod

    Cách xác định phạm vi 3 đời? Kết hôn trong phạm vi 3 đời bị phạt thế nào?

    Thông thường, khi xét lý lịch để thi vào các trường công an, quân đội đều phải xét lý lịch 3 đời. Đồng thời pháp luật nước ta nghiêm kết việc kết hôn trong phạm vi 3 đời. Vậy, cách xác định phạm vi 3 đời như thế nào?

    Cách xác định phạm vi 3 đời? 

    Xác định phạm vi 3 đời để kết hôn

    Theo khoản 18, khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

    - Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

    - Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

    Xác định phạm vi 3 đời để khai lý lịch vào các trường công an, quân đội

    Hiện nay các văn bản cụ thể về xét lý lịch của người thi vào các trường công an, quân đội không được công bố công khai. Tuy nhiên, theo các mẫu lý lịch tự khai vào các trường công an, quân đội thì phải khai lý lịch trong phạm vi 3 đời gồm:

    - Đời thứ nhất: Ông, bà nội và Ông, bà ngoại

    - Đời thứ hai: Cha, mẹ (kể cả cha mẹ nuôi, người nuôi dưỡng); anh, chị, em ruột của bố, mẹ.

    - Đời thứ ba: vợ hoặc chồng, anh, chị, em ruột của người khai và của vợ hoặc chồng người khai.

    Như vậy, phạm vi 3 đời được quy định chính thức trong pháp luật về hôn nhân và gia đình bao gồm cha mẹ, anh chị em ruột và anh, chị, em con chú, bác, cô, cậu dì. Còn phạm vi 3 đời để khai lý lịch vào các trường công an, quân đội thì chưa có văn bản quy định công khai cụ thể.

    Kết hôn trong phạm vi 3 đời bị phạt thế nào?

    Theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì một trong những hành vi bị cấm là kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

    Theo đó, người kết hôn trong phạm vi 3 đời sẽ bị xử lý như sau:

    Xử phạt hành chính

    Theo Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Trong đó:

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

    - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

    - Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

    - Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

    - Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

    Như vậy, nếu người kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người trong phạm vi 3 đời sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

    Xử lý hình sự

    Theo Điều 184 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội loạn luân như sau:

    Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    Như vậy, nếu những người kết hôn trong phạm vi 3 đời có quan hệ giao cấu sẽ bị phạt tù từ 1 đến 5 năm.

    Chung sống như vợ chồng là gì?

    Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

    Hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn chi tiết về chung sống như vợ chồng. Tuy nhiên, ttại mục 3.1 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn áp dụng Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật hình sự có giải thích:

    Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. 

    Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…

    Như vậy, chung sống như vợ chồng là việc một người sống chung với người khác nhưng chưa đăng ký kết hôn, thường được chứng minh bằng việc có con chung, có tài sản chung,..

    Theo đó, người trong phạm vi 3 đời chung sống như vợ chồng với nhau thì tuỳ tính chất, mức độ hành vi mà sẽ bị phạt tiền hoặc bị phạt tù theo quy định pháp luật.

     
    1254 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (14/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận