Cách xác định ai là người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #525698 16/08/2019

    Cách xác định ai là người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

    Trong vụ án ly hôn, con chung và tài sản là hai vấn đề quan trọng cần phải giải quyết. Nếu như vợ chồng thoả thuận được thì mọi chuyện sẽ không có gì bàn cãi, nhưng nếu phát sinh tranh chấp không mong muốn thì việc phân chia sẽ mang nhiều khó khăn hơn nhất là tranh chấp về quyền nuôi con.

    Vậy làm thế nào để xác định ai là người sẽ trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?

    Để xác định thì người cha hoặc mẹ trước tiên phải chứng minh mình có đủ hai điều kiện cơ bản đó là điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần nhằm đảm bảo rằng con được sống trong môi trường lành mạnh, được phát triển toàn diện,...

    +Về tinh thần: cha hoặc mẹ phải chứng minh cá nhân mình đảm bảo có đủ thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng con, bên con và luôn phải đặt con lên hàng đầu,…

     +Về vật chất: cha hoặc mẹ phải chứng minh cá nhân mình có đủ điều kiện kinh tế về thu nhập đảm bảo hàng tháng con có đủ tài chính để phát triển, được vui chơi, học tập, có nơi ở ổn định,..

     Ngoài ra, cha hoặc mẹ có thể cung cấp thêm các chứng cứ cho Toà để chứng minh rằng người còn lại không đủ 2 điều kiện trên để nuôi dạy con cái hoặc thường xuyên có hành vi bạo lực; thu nhập không ổn định,...

    Sau khi xác định ai là người trực tiếp và không trực tiếp nuôi con thì còn phải xác định ai là người có nghĩa vụ cấp dưỡng con.

    Theo đó người mà không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng và phải tôn trọng quyền của con khi con sống với người còn lại và ngược lại người trực tiếp nuôi con cũng không được cản trở quyền thăm con của người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định Điều 82; 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

     
    3824 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trinh_Ng vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #525856   19/08/2019

    luatmanhtin
    luatmanhtin

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2018
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 73 lần


    Tôi xin phép bổ sung thêm một số ý kiến với bạn như sau:

    Ngoài các căn cứ bạn đã liệt kê ở trên, khi quyết định người trực tiếp nuôi con Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ bảy tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

    Về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatmanhtin vì bài viết hữu ích
    Trinh_Ng (19/08/2019)
  • #525868   19/08/2019

    Cám ơn bạn vì đã phản hồi hữu ích này. Thật ra để xác định quyền nuôi con thực tế cũng không phải là khó chúng quy đều vì quyền lợi của con, đảm bảo con có đủ điều kiện học tập, ổn định về mọi mặt và quan trọng nhất vẫn là tôn trọng ý kiến của con như bạn nói ở trên :))

     
    Báo quản trị |  
  • #527314   01/09/2019

    minhtam130496
    minhtam130496

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2019
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 820
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 25 lần


    Theo độ tuổi thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Nếu con 07 trở lên thì phải theo nguyện vọng của con.

    Tuy nhiên, người được nuôi con phải chứng minh được bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc

     
    Báo quản trị |  
  • #530164   01/10/2019

    minhtam130496 viết:

    Theo độ tuổi thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Nếu con 07 trở lên thì phải theo nguyện vọng của con.

    Tuy nhiên, người được nuôi con phải chứng minh được bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc

    Cám ơn phản hồi từ bạn. Thật ra những điều bãn nói trong bài viết mình cũng đã nêu rồi ạ, nhìn chung thì để xác định ai là người nuôi con thì phải xác định ai là người có khả năng cho đứa con phát triển toàn diện nhất, được sống trong môi trường thật sự tốt.

     
    Báo quản trị |  
  • #530172   01/10/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Việc ai có quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn luôn là vấn đề quan trọng, và có rất nhều tranh chấp xảy ra. Mặc dù, pháp luật hôn nhân và gia đình đã có những điều luật quy định, và hướng dẫn vấn đề này nhưng việc xác định người trực tiếp nuôi con vẫn còn nhiều khó khăn và gây tranh cãi. Khi cả hai bên không thỏa thuận được việc ai là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ là cơ quan giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên dù bố hay mẹ là người nuôi dưỡng thì mục đích cuối cùng vẫn là nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho con trẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #532262   31/10/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Về nội dung bạn cung cấp thì mình thấy còn thiếu nhiều lắm. Ví dụ con dưới 36 tháng thì người mẹ được ưu tiên quyền nuôi con. Còn con từ 7 tuổi trở lên thì Tòa sẽ xem xét thêm nguyện vọng của con nữa. Do đó, để xác định chính xác quyền nuôi con sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thực tế với các điều kiện khác nhau. Quan trọng nhất ở đây là quyền quyết định cuối cùng vẫn là Thẩm phán. Do đó, các bên nếu muốn dành quyền nuôi con thì cần chứng minh mình có ưu thế hơn người còn lại.

     

     
    Báo quản trị |