Cách tính lương hưu cho lao động nữ

Chủ đề   RSS   
  • #490661 30/04/2018

    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Cách tính lương hưu cho lao động nữ

    Hỏi: Nhờ Luật sư tính giúp sơ bộ về chế độ cho 1 cán bộ quản lý Cty nghỉ hưu, các chi tiết cụ thể như sau:
     
    - Tuổi đời nữ 55 tuổi
    - Tham gia công tác từ ngày 1/1/1981
    - Hệ số hiện nay đang hưởng 6.31 với mức lương của Phó Tổng Giám đốc Cty cổ phần là 30.000.000 đồng/tháng.
     
    Đáp:
     

    Chào bạn, mình có một số trao đổi như sau:
     

    Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

     

    "Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

     

    1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

     

    a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;"

     

    LĐ này đã công tác từ năm 1981, như vậy ban hỗ trợ giả sử người lao động này đóng BH từ năm 1981 đến nay, không có gián đoạn. Như vậy, số năm đóng BHXH là 37 năm.

     

    + Đối với mức lương hưu hằng tháng: 

     

    Theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

     

    "2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

    ...

    b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

     

    Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%."

     

    Như vậy: 37 năm = 15 năm + 23 năm = 45% + 2%*23 = 91%

     

    Kết quả 91% lớn hơn mức tối đa 75%. Do đó, lao động nữ này được nhận lương hưu hằng tháng theo mức tối đa là 75% mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu (xác định theo điểm đ Khoản 1 Điều 62).

     

    + Đối với trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 58 Luật này:

     

    "Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

     

    1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

     

    2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."

     

    Công thức tính là: mức 75% = 45% + 2%*15, do đó, số năm cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ lương hưu 75% là 8 năm (23 năm - 15 năm)

     

    Do đó, số trợ cấp một lần là : 8*0.5 = 4 tháng mức bình quân tiền lương đóng BHXH.

     

    Chị liên hệ với cơ quan bảo hiểm để được hướng dẫn rõ hơn chị nha.

     

     
    4080 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595011   30/11/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 36 lần


    Cách tính lương hưu cho lao động nữ

    Cảm ơn bài viết chia sẽ của bạn. Mình cũng xin góp thêm một số thông tin về lương hưu cho lao động nữ như sau:

    Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần như sau:

    Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

    1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

    a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

    b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

    c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

    d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

    đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

    e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

    g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

    2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

    3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp chưa đủ số năm quy định tại Khoản 1 Điều này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

    4. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc sau đây chuyển sang làm công việc khác mà đóng bảo hiểm xã hội có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của công việc nêu tại Điểm a dưới đây hoặc mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm quy định tại Khoản 1 Điều này để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu:

    a) Đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định;

    b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân, sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân chuyển ngành làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

    5. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội.

    6. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

    Trường hợp người lao động chuyển sang ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcong99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/12/2022)
  • #595794   26/12/2022

    Cách tính lương hưu cho lao động nữ

    Cảm ơn câu hỏi của bạn:

    Thứ nhất, về điều kiện hưởng lương hưu

    Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 như sau: 

    Điều 169. Tuổi nghỉ hưu

    1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

    2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

    Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.”

    Như vậy, đối với lao động nữ khi nghỉ hưu cần đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau:

    + Đủ 55 tuổi 4 tháng vào năm 2021 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ; lộ trình cho đến khi đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

    + Khi nghỉ việc có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

    Như vậy, khi bạn đủ điều kiện như trên thì được hưởng lương hưu.

    Thứ hai, về Cách tính lương hưu cho lao động nữ theo pháp luật hiện hành

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

    “Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

    2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

    a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

    b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

    Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”

    Như vậy

    Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn sẽ nghỉ hưu sau 25 năm nữa. Theo pháp luật hiện hành cách tính lương hưu của bạn như sau:

    +) 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm;

    +) Sau đó cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2% nhưng tối đa không quá 75%.

    Về mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

    Do bạn làm việc theo hợp đồng lao động và mức lương do người sử dụng lao động quyết định. Vậy, mức bình quân tiền lương của bạn tính theo quy định tại Khoản 2, điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

    “2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”

    Theo đó, mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu của bạn được tính trên toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn levuban97dn@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/12/2022)