Cách thức giải quyết công việc của lãnh đạo Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #613986 12/07/2024

    annb20501

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:26/04/2024
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 7 lần


    Cách thức giải quyết công việc của lãnh đạo Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao như thế nào?

    Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì cách thức giải quyết công việc của lãnh đạo Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được quy định ra sao?

    1. Cách thức giải quyết công việc của lãnh đạo Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao như thế nào?

    Theo Điều 19 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 185/QĐ-VKSTC năm 2024 thì cách thức giải quyết của lãnh đạo Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao như sau:

    - Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở giao nhiệm vụ cho các phòng, các phòng báo cáo việc giải quyết công việc bằng “Báo cáo đề xuất” theo mẫu của Thanh tra.

    - Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo các phòng để tham khảo ý kiến trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng, cần thiết mà chưa xử lý ngay được bằng cách thức quy định tại khoản 1 Điều này.

    - Các cách thức giải quyết công việc khác như đi công tác và xử lý công việc tại cơ sở, làm việc trực tiếp với các phòng thuộc phạm vi phụ trách và các phương thức khác do Chánh Thanh tra quy định hoặc ủy quyền.

    Như vậy, lãnh đạo Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết công việc thông qua “Báo cáo đề xuất” của các phòng được giao nhiệm vụ, thông qua cuộc họp để giải quyết các vấn đề quan trọng hoặc có thể xử lý và làm việc trực tiếp với từng phòng ban.

    giai-quyet-cong-viec

    2. Trình tự thủ tục trình Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết công việc được quy định ra sao?

    Theo Điều 20 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 185/QĐ-VKSTC năm 2024 hướng dẫn về thủ tục trình Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết công việc:

    + Văn bản, tờ trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản gửi các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cá nhân, tổ chức có liên quan phải được lãnh đạo phòng kiểm tra, cho ý kiến, ký kiểm tra/ký nháy theo đúng quy định của pháp luật, của ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có); lãnh đạo Thanh tra kiểm tra, ký trình lãnh đạo Viện;

    + Đối với những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng khác, trong tài liệu trình nhất thiết phải có ý kiến chính thức bằng văn bản của các phòng liên quan; những đề xuất của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới có liên quan phải có ý kiến bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp đó. Trường hợp không có đầy đủ ý kiến liên quan thì phải được báo cáo rõ lý do trong văn bản, tờ trình;

    + Tài liệu trình đối với các văn bản: văn bản, tờ trình phải thuyết minh rõ nội dung chính, luận cứ của các kiến nghị, các ý kiến khác nhau. Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan, kể cả ý kiến tư vấn khác (nếu có). Các tài liệu cần thiết khác.

    - Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ thủ tục, phải trình Phó Chánh Thanh tra phụ trách hoặc Chánh Thanh tra giải quyết. Phiếu đề xuất phải thể hiện rõ, đầy đủ, trung thực ý kiến của các đơn vị, kể cả ý kiến khác nhau; ý kiến đề xuất của người trực tiếp theo dõi và ý kiến của lãnh đạo phòng. Phiếu đề xuất phải kèm theo đầy đủ tài liệu.

    Đối với các công việc có quy định về thời hạn giải quyết, việc trình hồ sơ giải quyết công việc được thực hiện ngay khi đủ thủ tục.

    - Các văn bản, tờ trình đề nghị giải quyết công việc chỉ gửi 01 bản chính đến đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Nếu cần gửi đến các đơn vị có liên quan để biết hoặc phối hợp thì chỉ ghi tên các đơn vị đó ở phần “Nơi nhận” của văn bản.

    - Đối với các cơ quan, tổ chức không thuộc sự quản lý của Thanh tra thì thực hiện thủ tục gửi công văn đến đơn vị theo quy định hiện hành của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân về công tác văn thư.

    Tóm lại, theo quy chế tổ chức và hoạt động thì lãnh đạo Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết công việc thông qua các “Báo cáo đề xuất” của các phòng được giao nhiệm vụ hoặc thông qua các cuộc họp để giải quyết các vấn đề quan trọng. Bên cạnh đó có thể xử lý và làm việc trực tiếp với từng phòng ban.

     
    66 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận