Dù đã hơn nửa năm kể từ ngày Luật phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực nhưng vấn đề xử phạt vi phạm nồng độ cồn chưa bao giờ là hết nóng. Theo quy định mới thì chỉ cần trong hơi thở của người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn thì sẽ bị xử phạt thay vì phải vượt qua ngưỡng cho phép như trước đây.
Thực trạng thì nhiều đã biết về quy định mới này nhưng vẫn cố tình vi phạm có thể vì chủ quan, nể nả,… . Dù vì lý do gì thì cũng sẽ bị xử phạt theo quy định, tuy nhiên, người vi phạm có thể có những các để giảm bớt mức phạt không đáng có.
Thông thường, các mức xử phạt sẽ được quy định là một khoảng và mức phạt cụ thể thông thường sẽ là mức trung bình của khoảng đó. Tuy nhiên,nó có thể thay đổi tùy thuộc vào các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ mà người vi phạm thực hiện. Các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng được quy định cụ thể tại các Điều 9 và Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Vậy để giảm mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi không may bị lực lượng CSGT kiểm tra có thể sử dụng một số tình tiết giảm nhẹ tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, người vi phạm phải hợp tác kiểm tra và thổi máy đo, tự nguyện khai báo, có thái độ thành thật hối lỗi và có biện pháp khắc phục hậu quả nếu có; tuyệt đối không nên có các hành động chống đối, cản trở lực lượng cảnh sát trong quá trình kiểm tra. Ngoài ra, còn có một số tình tiết giảm nhẹ khách quan khác ( về năng lực hành vi, trình độ lạc hậu,…) tuy nhiên bài viết này nói về trường hợp thông thường nhất.
Trong khi là việc với lực lượng chứng năng, nhiều người đã không giữ được bình tính và có những hành động chống đối không cần thiết dẫn đến việc mức phạt không giảm mà còn bị tăng lên. Vì thế cần lưu ý đến những hành động khi bị lực lượng kiểm tra nồng độ cồn để không bị tăng mức phạt một cách oan uổng.