Tin nhắn rác - Hình minh họa
Tình trạng điện thoại của bạn nhận được hàng chục có khi tới hàng trăm tin nhắn, cuộc gọi điện thoại và thư rác hằng ngày diễn ra thường xuyên và không ngừng nghỉ từ các cá nhân, tổ chức mời chào dịch vụ, sản phẩm của họ. Ví dụ như bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, cho vay,…. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và cuộc sống của mỗi cá nhân.
Tin vui cho bạn từ ngày 1/10.2020 khi Nghị định 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày ngày 14 tháng 8 năm 2020 có hiệu lực quy định về chống tin nhắn rác, điện tử rác, cuộc gọi rác thì sẽ không còn tình trạng trên nữa. Cùng theo dõi bài viết để được hướng dẫn cách chặn tin nhắn rác nhé.
Thế nào tin nhắn rác, thư rác, cuộc gọi rác
Theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP sắp có hiệu lực vào ngày 1/10/2020 có quy định
-Tin nhắn rác: “Tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định này;” hoặc “Tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng”. (Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP)
- Thư điện tử rác là thư điện tử quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc thư điện tử quảng cáo vi phạm các quy định về gửi thư điện tử quảng cáo tại Nghị định này; hoặc thư điện tử vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng (Khoản 4 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP)
- Cuộc gọi rác: Gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo tại Nghị định này; hoặc Gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng (Khoản 5 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP)
Hướng dẫn cách chặn tin nhắn rác, thư rác, cuộc gọi rác:
- Khi nghị định mới có hiệu lực thì sẽ không còn tình trạng quảng cáo bằng tin nhắn, thư điện tử và cuộc gọi như trước nữa. Bởi vì Điều 1 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có quy định Người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến Người sử dụng khi được Người sử dụng đồng ý trước về việc nhận quảng cáo.
Bạn có thể báo cáo về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
Theo Điều 12 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có quy định quyền của người sử dụng:
- Nếu trong trường hợp người dùng vẫn nhận tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, thì có thể chuyển tiếp thông tin về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác về hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) hoặc của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử.
Người sử dụng có thể từ chối nhận tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi rác
- Người dùng cũng có quyền nhận hoặc từ chối nhận quảng cáo. Việc nhắn tin từ chối quảng cáo mà không mất phí (Theo khoản 15 Điều 9 và Điều 12 Nghị định này)
Người sử dụng có thể đăng ký Danh sách không quảng cáo
Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào. (khoản 1 Điều 7)
Có thể nói, khi Nghị định 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực thì tình trạng không thể kiểm soát các tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác sẽ chấm dứt.