Các yếu tố cấu thành hàng vi vppl

Chủ đề   RSS   
  • #519414 30/05/2019

    hongngocdung

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/05/2019
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Các yếu tố cấu thành hàng vi vppl

    Anh Nguyễn Văn A và chị Trần Thị B kết hôn từ năm 2005. Trong quá trình sống chung với nhau hai anh, chị đã xây dựng được một căn nhà trên diện tích đất 200m2 tại xã X, huyện Y, tỉnh Z và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hơp pháp. Anh, chị có 2 người con là Nguyễn H (10 tuổi) và Nguyễn K (8 tuổi). Đầu năm 2018, do mâu thuẫn phát sinh giữa 2 vợ chồng nên anh A đã đánh chị B bị thương nặng dẫn đến tử vong. Xác định các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật trong tình huống trên * Lưu ý :Mặt khách quan gồm hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả, địa điểm, thời gian, công cụ phạm tội. Mặt chủ quan phải có lỗi: là lỗi gì, động cơ và mục đích. Cám ơn nhìu ạ!
     
    1147 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongngocdung vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #525277   07/08/2019

    hoangthai090895
    hoangthai090895
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 838
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 42 lần


    - Về hành vi: Người phạm tội dùng mọi thủ đoạn nhằm tước đoạt mạng sống của người khác. Hành vi này có thể được thể hiện dưới hai dạng hành vi khác nhau là hành vi hành động người phạm tội cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm tước đoạt mạng sống người khác.

    - Về mặt hậu quả: Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác (Mục đích của người phạm tội là tước đoạt mạng sống của người khác, nhưng việc người đó không chết là nằm ngoài mục đích của người phạm tội).

    - Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý, bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp; Theo đó, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì cố ý phạm tội trực tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

    - Còn cố ý phạm tội gián tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

    - Chủ thể của tội phạm là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ với mục đích của hành vi phạm tội là nhằm tước đoạt mạng sống của người khác; Mặt khách thể của tội phạm là tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.

     

     
    Báo quản trị |