Các trường hợp “từ bỏ quyền sở hữu”

Chủ đề   RSS   
  • #518062 13/05/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Các trường hợp “từ bỏ quyền sở hữu”

    Các trường hợp “từ bỏ quyền sở hữu”

    Một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đó là các chủ thể được “tự do xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự” miễn rằng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội . Hay nói cách khác, pháp luật ghi nhận quyền được tôn trọng ý chí của các chủ thể. Vậy, trong trường hợp chủ sở hữu muốn từ bỏ quyền sở hữu thì sao? Pháp luật hiện nay quy định như thế nào đối với vấn đề này.

    Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

     

    Quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu (Điều 158 Bộ luật dân sự 2015). Trong đó, mỗi quyền đều mang một đặc trưng riêng biệt của quyền sở hữu:

    - Quyền chiếm hữu: thể hiện ý chí của chủ sở hữu để nắm giữ, chi phối tài sản của mình.
    - Quyền sử dụng: quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
    Quyền định đoạt: là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản; từ bỏ quyền sở hữu; tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

    Như vậy, từ bỏ quyền sở hữu là một nội dung thuộc về quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Đây là một trong những căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu.

    Hiện nay, vấn đề về từ bỏ quyền sở hữu được quy định cụ thể tại Điều 239 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    Điều 239. Từ bỏ quyền sở hữu

    Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.

    Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.

    Căn cứ vào quy định trên, chúng ta thấy rằng từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản có thể được thực hiện dưới hai hình thức:

    - Thứ nhất: Chủ sở hữu tài sản tuyên bố công khai việc từ bỏ quyền sở hữu tài sản.

    Trường hợp này được hiểu là chủ sở hữu tuyên bố công khai với mọi người rằng mình đã từ bỏ quyền sở hữu với một tài sản mà mình có quyền sở hữu.
    Lấy ví dụ như, bạn muốn từ bỏ quyền sở hữu với một chiếc xe máy đã đăng kí giấy phé thì bạn có thể tiến hành thông báo việc từ bỏ quyền sở hữu đối với chiếc xe đó đến cơ quan có thẩm quyền quản lý hồ sơ đăng ký xe máy của bạn. Để qua đó, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục từ bỏ quyền sở hữu đối với chiếc xe máy mà bạn muốn từ bỏ.

    - Thứ hai: Chủ sở hữu thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.
    Đây được hiểu là việc chủ sở hữu có thể thực hiện một hành vi cụ thể để chứng minh cho mọi người thấy rằng mình đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, cụ thể thông qua các hành vi như: vứt bỏ; tặng cho… tài sản thuộc quyền sở hữu của một cá nhân cụ thể.

     

    Điều kiện ràng buộc: Việc từ bỏ quyền sở hữu tài sản không phải tuyệt đối vì nếu tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội; ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.
    Ví dụ: Nếu muốn từ bỏ quyền sở hữu đối với một con vật đang được nuôi nhốt theo đúng quy định pháp luật tại cơ sở của bạn thì bạn phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc đưa con vật đến nơi nuôi nhốt mới. Bạn sẽ phép không được thả nó ra đường hoặc thả vào một khu rừng đặc dụng không được phép bởi nó sẽ gây hại đến trật tự, an toàn, xã hội và nếu nó không có nguồn gốc bản địa thì sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của các loài động vật khác trong khu rừng. Nếu việc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản mà gây tổn hại cho môi trường thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

     

     

     
    12247 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận