Các trường hợp thay đổi Hội đồng xét xử trong tố tụng Dân sự, Hình sự, Hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #534459 03/12/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Các trường hợp thay đổi Hội đồng xét xử trong tố tụng Dân sự, Hình sự, Hành chính

    Một trong những nguyên tắc cơ bản trong quá trình xét xử vụ án là đảm bảo sự chí công vô tư của những người có thẩm quyền xét xử vụ án, để vụ án được xét xử đúng người, đúng tội. Vậy, Liệu có trường hợp nào Hội đồng xét xử được thay đổi theo yêu cầu đương sự hay không? mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau:

    Theo quy định về tố tụng thì “Hội đồng xét xử” được hiểu là Hội đồng gồm các Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa các vụ án và ra bản án hoặc quyết định đối với các vụ án. Theo đó, việc thay đổi Hội động xét xử tại tòa án dân sự, hình sự, hành chính được quy định như sau.

    1. Các trường hợp được thay đổi Hồi đồng xét xử trong tố tụng dân sự.

    Căn cứ quy định tại khoản 14 Điều 50 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về quyền, nghĩa vụ của đương sự như sau:

    “Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

    14. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này”

    Do đó, khi có đủ căn cứ cho rằng những người tiến hành tố tụng không chí công vô tư thì các đường sự có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, cụ thể ở đây là Thẩm phán để đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ việc của mình.

    Theo đó, căn cứ Điều 53 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

    Trường hợp 1: Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này, như sau:

    +  Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.

    +  Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.

    + Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ

    Trường hợp 2: Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.

    Trường hợp 3: Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

    Trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

    Trường hợp 4:  Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

    Vậy nên, nếu các đương sự phát hiện Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có những hành vi hay thuộc một trong 4 trường hợp nêu trên mà vẫn tham gia tố tụng thì có quyền yêu cầu thay đổi hồi đồng xét xử theo quy định.

    Việc thay đổi được tiến hành như sau (Căn cứ Điều 55 Bộ luật này) quy định việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa, phiên họp phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

     Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi được thực hiện ngay  tại phiên tòa, phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp.

    2. Các trường hợp được thay đổi Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự.

    Căn cứ Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định việc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

    Trường hợp 1:  Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

    Trường hợp 2:  Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

    Trường hợp 3: Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

    Căn cứ Điều 50 Bộ luật này quy định về người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như sau:

    - Kiểm sát viên.

    - Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.

    - Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.

    Như vậy, nếu phát hiện người tiến hành tố tụng thuộc một trong 3 trường hợp nêu trên hay có đủ bằng chứng cho rằng Hội đồng xét xử không chí công vô tư trong quá trình xét xử thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ có quyền yêu cầu thay đổi Hội đồng xét xử theo định trên.

    Việc thay đổi được tiến hành như sau (Căn cứ khoản 2 Điều này) quy định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.

    - Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.

    - Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.

    - Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.

    3. Các trường hợp được thay đổi Hội đồng xét xử trong tố tụng hành chính

    Căn cứ Điều 46 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

    Trường hợp 1:  Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này, như sau:

    - Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.

    -  Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó.

    - Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện.

    - Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện.

    - Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện.

    - Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện.

    - Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện.

    - Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

    Trường hợp 2:  Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.

    Trường hợp 3: Họ đã tham gia giải quyết vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và đã ra bản án sơ thẩm; bản án, quyết định phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

    Trường hợp 4:  Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

    Như vậy, nếu các đương sự phát hiện Hội đồng xét xử thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định.

    Việc thay đổi được tiến hành như sau (Căn cứ Điều 48 luật này):

    - Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc của việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

    - Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi những người quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.


    Xem thêm:

    >>> [Infographic] Toàn bộ quy trình giải quyết vụ án hình sự dễ hiểu nhất

    >>> Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015

    Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 03/12/2019 08:53:43 SA
     
    16469 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    kihlinbin@gmail.com (29/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #549760   23/06/2020

    Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử không nhất thiết phải là người cùng ngành, nghề, dân tộc, tôn giáo với bị cáo, nhưng trong vụ án có liên quan đến chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, thì cần có hội thẩm nhân dân là người cùng dân tộc, cùng tôn giáo với bị cáo không?

     
    Báo quản trị |  
  • #551112   01/07/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Những trường hợp được pháp luật quy định thay đổi hội động xét xử trong tố tụng là nhằm đảm bảo việc xét xử được diễn ra một cách công bằng, minh bạch, kahchs quan, đảm bảo xét xử đúng người đúng tội, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #551983   16/07/2020

    Cần nên có quy định xử lý đối với cá nhân biết mình thuộc trường hợp bị thay đổi nhưng vẫn cố tình che dấu nhằm mục đích riêng. Do hành vi này gây sự bất công bằng cho một bên đương sự, ảnh hướng đến quá trình tố tụng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #558175   20/09/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Những trường hợp được pháp luật quy định thay đổi hội động xét xử trong tố tụng là nhằm đảm bảo việc xét xử được diễn ra một cách công bằng, minh bạch, khách quan, đảm bảo xét xử đúng người đúng tội, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Cần nên có quy định xử lý đối với cá nhân biết mình thuộc trường hợp bị thay đổi nhưng vẫn cố tình che dấu nhằm mục đích riêng. Do hành vi này gây sự bất công bằng cho một bên đương sự, ảnh hướng đến quá trình tố tụng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #558334   21/09/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Các trường hợp thay đổi Hội đồng xét xử trong tố tụng Dân sự, Hình sự, Hành chính

    Cảm ơn bài chia sẽ của tác giả. Rất chi tiết. Việc thay đổi Hội đồng xét xử khi phát hiện ra trường hợp có thể dẫn tới kết quả không công bằng, minh bạch giúp người dân tin tưởng hơn trong xét xử.

     
    Báo quản trị |  
  • #558724   27/09/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Thử tục tố tụng dân sự không còn quá xa lạ đối với mỗi người. Tuy nhiên khi nào thay đổi người tiến hành tố tụng thì không phải ai cũng nắm rõ, bạn đã đưa ra các trường hợp thay đổi thẩm phán rất cụ thể, đã cung cấp cho mình và nhiều người những thông tin bổ ích. Mong bạn có những bài viết hay.

     
    Báo quản trị |  
  • #558737   27/09/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Tại sao bắt buộc trong những trường hợp cụ thể thì phải tiến hành thay đổi Hội đồng xét xử trong các thủ tục tố tụng? Có rất nhiều lý do, nhưng bản chất của vấn đề tựu trung lại vẫn là có căn cứ cho rằng họ sẽ không công bằng khách quan, không độc lập trong suốt quá trình xét xử. Quyền và lợi ích hợp pháp của một bên hoặc thậm chí là cả hai bên sẽ không được bảo đảm.

     
    Báo quản trị |  
  • #559182   29/09/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1199)
    Số điểm: 8800
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Khi quy định xử lý đối với cá nhân biết mình thuộc trường hợp bị thay đổi nhưng vẫn cố tình che dấu nhằm mục đích riêng để đảm bảo tính khách quan cũng như thủ tục tố tụng được diễn ra nhanh chóng . bạn đã đưa ra các trường hợp thay đổi thẩm phán rất cụ thể, đã cung cấp cho mình và nhiều người những thông tin bổ ích.

     
    Báo quản trị |  
  • #572860   28/06/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Để đảm bảo tính khách quan, công bằng, minh bạch trong khi xét xử vụ án, vụ việc thì việc luật có quy định các trường hợp phải thay đổi Hội đồng xét xử là hoàn toàn phù hợp. Quyền lợi của các bên trong xét xử sẽ được bảo đảm.

     
    Báo quản trị |  
  • #572868   28/06/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể những trường hợp Thẩm phán và Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi hoặc đề nghị thay đổi của những người có thẩm quyền được quy định ở Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự.

    Thẩm phán và Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi, nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 49 BLTTHS hoặc họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau hoặc đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #575996   30/09/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Một trong những nguyên tắc trong xét xử đó là phải công bằng, công khai, vô tư, khách quan. Theo đó để đảm bảo nguyên tắc này trong suốt quá trình xét xử vụ án thì việc thay đổi hội đồng xét xử cũng là nhằm thực hiện nguyên tắc này.

     
    Báo quản trị |