Các trường hợp không được quyền ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #523502 22/07/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Các trường hợp không được quyền ly hôn

    Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào vợ/ chồng cũng được quyền yêu cầu ly hôn. Cụ thể như sau:

    Trường hợp y hôn theo yêu cầu của một bên

    1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. (căn cứ điều 56 Luật HNGĐ 2014)

    Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn đối với trường hợp

    2. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (Căn cứ khoản 3 Điều 52 Luất HNGĐ)

    Trong trường hợp này, tòa án sẽ không thụ lý đơn xin ly hôn của người chồng. Người chồng phải đợi đến khi người vợ sinh con xong và đứa trẻ trên 12 tháng tuổi mới được tiếp tục xin ly hôn.

    Tuy nhiên, quy định này chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng. Có nghĩa là nếu người vợ làm đơn xin ly hôn, mặc dù đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì tòa án vẫn thụ lý, giải quyết như những trường hợp bình thường khác.

     

    >>> Mẫu đơn thuận tình và đơn phương ly hôn mới nhất

    >>> 03 câu hỏi thường gặp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn

     
    37771 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • 1 thành viên cảm ơn enychi vì bài viết hữu ích
    TTCSugar (01/09/2020)
  • #523781   25/07/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Giống như bạn nới trên thực tế không phải bất cứ trường hợp nào vợ/chồng cũng được quyền yêu cầu ly hôn, quy định này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho một bên khi rơi vào trường hợp đặc biệt như có thai, nuôi con nhỏ dưới 3 tuổi. Đây là quy định hết sức hợp lý.
     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #530110   01/10/2019

    Việc ly hôn là tình trạng không ai muốn, nhưng nếu cuộc sống gia đình không hạnh phúc thì ly hôn sẽ giải thoát cho cả hai. Vân đề ly hôn nên được xem xét rõ ràng và được thực hiện theo quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mỗi cá nhân. 

     
    Báo quản trị |  
  • #539277   25/02/2020

    Mình xin bổ sung thêm trường hợp, người mang thai hộ cho người khác về nguyên tắc thì họ vẫn đang mang thai và người nhận nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuối thì theo quy định của luật thì người chồng vẫn bị hạn chế quyền li hôn.

     
    Báo quản trị |  
  • #540136   29/02/2020

    Những quy định như vậy nhằm bảo vệ quyền lợi của một bên mà mình nghĩ rằng, 2 bên hiện đang không có sự tương đồng về quyền và nghĩa vụ. Vì vậy, quyền ly hôn cần thực hiện trong trường hợp khác, khi mà các bên có quyền lợi ngang nhau.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #541527   20/03/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3437
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Việc không cho người chồng ly hôn khi người vợ đang mang thai, sinh con hoặc con dưới 12 tháng tuổi là một quy định rất phù hợp. Nó một mặt bảo vệ người phụ nữ và đứa con, vì giai đoạn này là giai đoạn sức khỏe người phụ nữ còn yếu. Hơn nữa, việc không thụ lý cũng có thể kéo dài việc hai bên vợ chồng có nhiều thời gian hơn để hàn gắn lại tình cảm gia đình.

     
    Báo quản trị |  
  • #541782   24/03/2020

    Pháp luật quy định như vậy vì tính nhân đạo đối với phụ nữ có thai và đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Nhưng thực tế thì không phải trường hợp nào cũng như vậy.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #544195   25/04/2020

    maithithuyvan97
    maithithuyvan97
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2020
    Tổng số bài viết (251)
    Số điểm: 1641
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 19 lần


    Có những quy định như thế là nhằm đảm bảo được việc ly hôn là chính xác, và cũng thể hiện được tính nhân văn. Đảm bảo được các hình thức bảo vệ các chủ thể yếu thế như: phụ nữ mang thai hoặc người nuôi con nhỏ dưới độ tuổi luật định... Tránh những trường hợp trốn tránh trách nhiệm của bên còn lại. 

     
    Báo quản trị |  
  • #546433   20/05/2020

    tuannuna
    tuannuna

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2020
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 245
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 31 lần


    Luật hôn nhân và gia đình/Điều 3/Khoản 15. Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

     

    Trường hợp này bị cấm theo điều 5.

     
    Báo quản trị |  
  • #546464   20/05/2020

    hosyhieu20
    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Pháp luật quy định người chồng không được ly hôn vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tuổi là coi trọng và bảo vệ cho người phụ nữ. Tuy nhiên, liệu ông vợ chồng chung sống còn hạnh phúc không, người chồng có thể thờ ơ, không còn quan tâm người vợ nữa thậm chí là ngoại tình. Việc ly hôn chỉ là trên giấy tờ, còn việc "ly hôn tình cảm" vẫn diễn ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #546844   24/05/2020

    Cảm ơn bài chia sẻ của bạn. Quy định này hợp lý và bảo vệ cho người vợ trong trường hợp người chồng muốn trốn tránh trách nhiệm, nhưng có những trường đứa con không phải của người chồng thì cũng khá thiệt thòi cho người chồng trong trường hợp này.

     
    Báo quản trị |  
  • #547648   30/05/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3437
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Việc pháp luật quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi rất phù hợp cả về tình lẫn về lý. Giai đoạn này là giai đoạn người mẹ cần sự quan tâm, chăm sóc sau khi sinh con, về mặt tâm lý cũng không được ổn định... Do đó, những người chồng nên chăm sóc vợ lẫn con để gia đình thật hạnh phúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #547700   30/05/2020

    Mặc dù pháp luật có thể hiện những quyền lợi nghiêng về người phụ nữ nhưng không phải trường hợp nào cũng rõ ràng và dễ dàng giải quyết như quy định. Trong giai đoạn nuôi con, hay mang thai nếu vì không thể ly hôn mà có những hành động khác ảnh hưởng đến tâm lý thì cũng như không.

     
    Báo quản trị |  
  • #549801   24/06/2020

    Quy định như vậy là rất hơp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ, mình xin bổ sung thêm trường hợp người chồng vị hạn chế ly hôn là người mang thai hộ và người nhận nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi thì người chồng cũng sẽ không được ly hôn.

     
    Báo quản trị |  
  • #549805   24/06/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Việc pháp luật quy định trường hợp người vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được yêu cầu ly hôn đơn phương là hợp lý, nhằm đảm bảo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Trường hợp này cũng bao gồm trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi và trường hợp đang mang thai hộ.

     
    Báo quản trị |  
  • #552170   19/07/2020

    Vậy trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng được phép ly hôn không bạn nhỉ? Hiện tại pháp luật chỉ quy định người chồng được quyền ly hôn khi người vợ sinh con xong và nuôi con tới 12 tháng tuổi chứ không đề cập tới quyền hạn chế ly hôn của người mẹ nhờ mang thai hộ. hihi

     
    Báo quản trị |  
  • #553168   28/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


     Ngoài ra tại khoản 2,3 của Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên:

    2.Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

    3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

     
    Báo quản trị |  
  • #561774   31/10/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3437
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Việc pháp luật quy định những trường hợp trên không được ly hôn về bản chất nhằm bảo vệ người phụ nữ và đứa con (nếu có). Đây là những quy định rất thiết thực và mang tính chất nhân văn của những nhà làm luật. Nó cũng là thời gian giúp vợ chồng hàn gắn vết thương tình cảm.

     
    Báo quản trị |  
  • #561797   31/10/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Trường hợp ly hôn thì Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
     
    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
     
    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
     
    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #561814   31/10/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 201 lần


    Quy định không cho người chồng có quyền ly trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi vô cùng hợp lý. Bởi trong thời gian này người vợ không có nguồn thu nhập nếu như chồng ly hôn thì không ai chăm sóc và nuôi vợ con cả.

     

     
    Báo quản trị |