Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép?

Chủ đề   RSS   
  • #603677 30/06/2023

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép?

    Những trường hợp nào khai thác, sử dụng tài nguyên nước mà không phải đăng ký, không phải có giấy phép? Các trường hợp nào công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, phải có giấy phép?

    Những trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước mà không phải đăng ký, không phải có giấy phép?

    Theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 02/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước (sau đây gọi là Nghị định 02/2023/NĐ-CP), các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước sau đây sẽ không phải đăng ký, không phải có giấy phép:
    - Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước 2012 mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước 2012.
    - Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước 2012 bao gồm:
    +) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước 2012;
    +) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
    +) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3 hoặc công trình khai thác nước mặt khác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
    Lưu ý: Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3 có quy mô khai thác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vượt quá 0,1 m3/giây hoặc có các mục đích khai thác, sử dụng nước khác có quy mô khai thác vượt quá quy định tại điểm b, điểm đ khoản này thì phải thực hiện đăng ký hoặc xin phép theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 02/2023/NĐ-CP.
    +) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;
    +) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.

    Những trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, phải có giấy phép?

    Theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 02/2023/NĐ-CP, các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước sau đây phải đăng ký, phải có giấy phép:
    - Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, bao gồm:
    +) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 hoặc công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm các mục đích khác có quy mô thuộc trường hợp phải cấp phép) với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1 m3/giây đến 0,5 m3/giây;
    Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 có các mục đích khai thác, sử dụng nước có quy mô khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép thì phải thực hiện xin phép theo quy định của Nghị định 02/2023/NĐ-CP này.
    +) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất trên đất liền bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10.000 m3/ngày đêm đến 100.000 m3/ngày đêm;
    +) Khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 02/2023/NĐ-CP và các trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 nằm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố;
    +) Sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản.
    - Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải có giấy phép, bao gồm:
    +) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc trường hợp quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều 17 của Nghị định 02/2023/NĐ-CP này;
    +) Các trường hợp theo nội dung trên mà khai thác, sử dụng nước mặt trực tiếp từ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện để cấp cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp (bao gồm cả khai thác nước cho hoạt động làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt) mà tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành các hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện này chưa được cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích nêu trên.
     
     
    272 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận