Ngày 05/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, có hiệu lực từ ngày 20/11/2024. Theo đó có quy định các trường hợp giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
Các trường hợp giải thể cơ sở giáo dục mầm non từ 20/11/2024
Theo khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 14 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định trường mầm non, cơ sở giáo dục mầm non độc lập bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019. Cụ thể, nhà trường bị giải thể trong trường hợp sau đây:
- Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;
- Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Không bảo đảm chất lượng giáo dục;
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
Như vậy, Nghị định 125/2024/NĐ-CP đã đồng bộ với quy định của luật giáo dục hiện hành, theo đó đã bổ sung thêm trường hợp trường mầm non sẽ bị giải thể khi không bảo đảm chất lượng giáo dục mà tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 46/2019/NĐ-CP không có trường hợp này.
Còn đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập thì bổ sung hai trường hợp sẽ bị giải thể là mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và không bảo đảm chất lượng giáo dục mà tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 46/2019/NĐ-CP không có.
Các trường hợp giải thể cơ sở giáo dục phổ thông từ 20/11/2024
(1) Giải thể trường tiểu học
Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, trường tiểu học bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019. Cụ thể, nhà trường bị giải thể trong trường hợp sau đây:
- Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;
- Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Không bảo đảm chất lượng giáo dục;
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
Như vậy, Nghị định 125/2024/NĐ-CP bổ sung thêm trường hợp trường mầm non sẽ bị giải thể khi không bảo đảm chất lượng giáo dục mà tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 46/2019/NĐ-CP không có
(2) Giải thể trường trung học
Theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, trường tiểu học bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019. Cụ thể, nhà trường bị giải thể trong trường hợp sau đây:
- Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;
- Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Không bảo đảm chất lượng giáo dục;
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
Như vậy, quy định mới cũng đã bổ sung thêm trường hợp trường mầm non sẽ bị giải thể khi không bảo đảm chất lượng giáo dục mà tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 46/2019/NĐ-CP không có
Có thể thấy Nghị định 125/2024/NĐ-CP đã đồng bộ tất cả các trường hợp giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông từ 20/11/2024 để phù hợp với Luật Giáo dục 2019 hiện hành.