Các trường hợp được thay đổi tội danh khi đã đưa vụ án ra xét xử

Chủ đề   RSS   
  • #500613 27/08/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Các trường hợp được thay đổi tội danh khi đã đưa vụ án ra xét xử

    Theo điều tra bổ sung của cơ quan cảnh sát điều tra, công an tỉnh Hòa Bình đã thay đổi tội danh khởi tố đối với Hoàng Công Lương trong vụ tai biến chạy thận từ "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" thành "Vô ý làm chết người".

    Đây là lần thứ ba bác sỹ Hoàng Công Lương bị thay đổi tội danh, lần đầu tiên là tội "Vi phạm quy định về chữa bệnh".

    Nội dung dưới đây sẽ bàn về nội dung các trường hợp được thay đổi tội danh khi đã đưa vụ án ra xét  xử:

    * Đối với Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát

    Điều 156 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự:

    1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra; ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ xác định còn tội phạm khác chưa bị khởi tố.

    2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định kèm theo các tài liệu liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.

    Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

    Như vậy sau khi HĐXX công bố quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì sau khi điều tra, cơ quan công an xác định hành vi của bác sĩ Hoàng Công Lương không phạm vào tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Căn cứ vào Bộ luật hình sự, tội danh của bị can Hoàng Công Lương thay đổi tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thành tội vô ý làm chết người.

     

    * Đối với Tòa án

    Điều 298 Bộ luật Tố tụng Hình quy định về Giới hạn của việc xét xử

    1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.

    2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.

    3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó. Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP:

    Trường hợp Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có căn cứ cho rằng bị can hoặc bị cáo phạm tội khác nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố thì thực hiện như sau:

    1. Trường hợp phải thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can về tội danh khác nặng hơn thì Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung để thay đổi tội danh và kết luận điều tra về tội danh khác nặng hơn;

    2. Trường hợp Viện kiểm sát đã yêu cầu mà Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can về tội danh khác nặng hơn và yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 156 và Điều 180 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

    Theo như quyết định trên của cơ quan cảnh sát điều tra thì:

    Tội vô ý làm chết người có mức hình phạt cao nhất là 10 năm Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. (Điều 98 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009)

    Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiệm trọng có mức hình phạt cao nhất là 12 năm Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm. (Điều 285 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009)

     

     
    13149 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500693   27/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Những quy định ra đời nhằm đpá ứng được sự biến đổi linh hoạt của thực tiễn. Có thể khi mới đưa ra một vài chứng cứ thì có kết luận khác. Nhưng khi tìm được đầy đủ chứng cứ thì lại có kết luận khác. Có khi đã tuyên án và vài chục năm sau vụ án được lật lại và tìm ra những chứng cứ khác thì sẽ có kết luận khác nữa.

    Ví dụ vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn bị ngồi tù oan hơn 10 năm tại tỉnh Bắc Giang:

    TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đặng Thế Vinh (nguyên Phó phòng 10 - VKSND tỉnh Bắc Giang) và Trần Nhật Luật (nguyên Phó Trưởng công an huyện Việt Yên) về hành vi làm sai lệch hồ sơ trong quá trình điều tra, kiểm sát điều tra, truy tố vụ án chị Nguyễn Thị Hoan bị giết tại nhà riêng (thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang), khiến ông Nguyễn Thanh Chấn bị ngồi tù oan hơn 10 năm.

    Ban đầu, hai đối tượng này bị khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh làm sai lệch hồ sơ vụ án vì “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng tại phiên tòa đã được thay đổi thành tội danh “không hoàn thành nhiệm vụ” và bị xử phạt hành chính. 

     
    Báo quản trị |