Các phương án xử lý lao động khi công ty gặp khó khăn không thể hoạt động

Chủ đề   RSS   
  • #594732 30/11/2022

    ltd240195

    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:30/06/2022
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 1340
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 17 lần


    Các phương án xử lý lao động khi công ty gặp khó khăn không thể hoạt động

    Công ty mình hiện đang gặp khó khăn phải tạm ngưng hoạt động. Vậy đối với người lao động đang trong biên chế của công ty thì mình nên tạm dừng hợp đồng hay là chấm dứt hợp đồng? Các cách nào tối ưu trong việc xử lý người lao động trong tình huống trên? Mình cảm ơn.

     
    458 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ltd240195 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2022) lawyervu (30/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #594733   30/11/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Về vấn đề của bạn, lý do công ty khó khăn, tạm ngừng hoạt động không phải là lý do để công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với người lao động. Thay vào đó, công ty có thể THỎA THUẬN với người lao động nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hoặc chấm dứt HĐLĐ. Công ty cũng có thể bố trí nghỉ hằng năm nếu người lao động còn ngày phép năm.

    Còn nếu hết phép năm và công ty cũng không thỏa thuận được với người lao động theo các trường hợp nêu trên, khiến người lao động không làm việc thì công ty phải chi trả tiền lương ngừng việc theo Điều 99 Bộ Luật lao động 2019:

    "Điều 99. Tiền lương ngừng việc

    Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

    1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;"

    Còn nếu công ty thực sự khó khăn không thể tiếp tục làm việc thì có thể áp dụng quy định tại Điều 42 Bộ Luật lao động 2019 về tổ chức lại lao động:

    "Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

    1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

    a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
    ...
    3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
    ...
    5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.

    6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động."

    ==> Khi áp dụng quy định tại Khoản 1 nêu trên thì công ty phải ban hành các chính sách thể hiện nội dung thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động (ví dụ như quyết định chấm dứt hoạt động nhà xưởng, giải thể phòng ban, sáp nhập phòng ban,...). Lúc này, công ty thực hiện các trách nhiệm theo hướng dẫn tại Khoản 3, Khoản 5 và Khoản 6 nêu trên thì có thể chấm dứt HĐLĐ với những người lao động không bố trí được việc làm.

    Nghĩa vụ tài chính phát sinh trong trường hợp này khi chấm dứt HĐLĐ chỉ là phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2022)