Phần lớn các nước trên thế giới coi đây là loại tội phạm, và do đó có thể áp dụng các giải pháp đối với tội phạm để xử lý (phạt/tịch thu/tù giam) với mức phạt rất nặng.
- Theo Luật Say rượu lái xe sửa đổi của Thái Lan, những tài xế nào đang lưu thông phương tiện trên đường, từ chối việc để Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn sẽ bị coi là say xỉn trong lúc lái xe và bị truy tố ra trước cơ quan pháp luật. Người vi phạm sẽ phải đối mặt với các hình phạt nặng và phải chịu án tù.
- Say rượu lái xe ở Singapore sẽ bị phạt 5.000 đô la Singapore cộng với sáu tháng tù. Nếu tái phạm, tài xế sẽ bị phạt tới 1 triệu đô la (tương đương hơn 15,5 tỷ đồng) cộng một năm tù giam, tạm đình chỉ giấy phép và đánh roi. Theo quy định hình phạt roi chỉ áp dụng đối với người phạm tội là nam giới, ở độ tuổi dưới 50.
- Ở Đức, nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 0,05miligam, người cầm lái sẽ bị phạt 500 euro và cấm lái xe trong 1-3 tháng tiếp theo. Ngoài ra, mức độ nghiêm khắc của hình phạt sẽ tăng dần lên cùng với số lần vi phạm, và trong trường hợp nghiêm trọng nhất, người lái xe sẽ bị cấm lái suốt đời.
- Ba Lan áp dụng giới hạn 20 miligam/100 mililit máu, nếu bị phát hiệu lái xe ở mức giữa 20 -50 mg/100 ml, người lái sẽ bị phạt và tịch thu bằng. Nếu trên mức 50 mg/100 ml, người lái được coi là tội phạm, lưu trữ trong hồ sơ tội phạm quốc gia, tịch thu bằng và có thể bị tù giam. Cảnh sát cũng có thể tịch thu phương tiện. Thủ tục tòa án được đơn giản hóa cho phép cơ quan tư pháp có thể đưa ra mức phạt trong vòng 24 giờ. Thắt chặt các giải pháp, kết hợp với thủ tục tòa án đơn giản đang là giải pháp cơ bản để xử lý vấn đề uống rượu bia quá mức khi lái xe tại quốc gia này.
- Từ 19/9/2007, “Luật Giao thông đường bộ” mới của Nhật Bản đưa ra quy định người cung cấp xe cho người vừa uống rượu, người ngồi cùng xe và người cung cấp rượu cho người lái xe đều bị xử phạt cùng.
- Tại Anh, nếu bị phát hiện điều khiển phương tiện với nồng độ cồn quá mức cho phép, mức phạt có thể lên tới 6 tháng tù giam, đóng 5.000 bảng, và cấm lái xe trong vòng 1 năm. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng uống rượu bia lái xe dẫn đến chết người, mức phạt có thể lên tới 14 năm tù giam, phạt tiền không giới hạn (cái mà các công ty bảo hiểm sẽ phải trả), cấm lái xe từ 2 năm đến vĩnh viễn, và phải trải qua một cuộc sát hạch rất nghiêm khắc và chặt chẽ hơn bài kiểm tra lái tiêu chuẩn để có thể lấy lại bằng lái xe.
- Ở Scotland, quy định tịch thu xe, khi lái xe với nồng độ cồn quá hạn được áp dụng từ năm 2009. Các xe bị tịch thu hoặc sẽ được cơ quan có liên quan bán đấu giá hoặc tiêu hủy.
Nguồn: Cục cảnh sát giao thông (BCA)
Cập nhật bởi eyestorm ngày 24/08/2016 10:00:58 CH
Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !