Các nguyên tắc đảm bảo đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành

Chủ đề   RSS   
  • #602318 05/05/2023

    Thegalaxy

    Male
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2023
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 426
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 8 lần


    Các nguyên tắc đảm bảo đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành

    Qua bài viết cùng tìm hiểu thêm về các nguyên tắc đảm bảo đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành và văn bản nhà nước Việt Nam tham gia ký kết.

    nguyen-tac-bao-dam-dau-tu

    1. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư

    Khoản 4 Điều 5 Luật Đầu tư 2014 có quy định: “Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.” Các quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư, quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư đều được quy định chung cho các nhà đầu tư mà không có sự khác biệt, đảm bảo cho Nhà nước Việt Nam không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài.

    Cùng với đó, các cam kết quốc tế mà nhà nước Việt Nam tham gia ký kết cũng thể hiện nguyên tắc này, nội dung của nguyên tắc này được cụ thể hóa bằng nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT). Theo đó, nội dung của nguyên tắc MFN quốc được hiểu là: “Mỗi Bên phải dành cho nhà đầu tư của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho nhà đầu tư của nước mình, hoặc nhà đầu tư của Bên không phải thành viên Hiệp định này trong những hoàn cảnh tương tự ….” . Nguyên tắc NT được hiểu một cách tương tự, đó là:

    “Mỗi Bên phải dành cho nhà đầu tư của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho nhà đầu tư của nước mình trong những hoàn cảnh tương tự….” 

    Trong những hiệp định song phương được hình thành từ những thập niên trước, mặc dù được thể hiện có hơi chút khác biệt nhưng về nội dung của phương nguyên tắc này cũng được thể hiện rõ nét, như quy định tại Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - Nhật Bản: “Mỗi Bên Ký kết sẽ dành cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư của Bên Ký kết kia trong Khu vực của mình sự đối xử công  bằng, thỏa đáng và sự bảo vệ và an ninh đầy đủ và lâu dài”.

    Nguyên tắc đối xử công bằng, bình đẳng giữa các nhà đầu tư là một trong những nguyên tắc được xem là tối quan trọng, là những điều khoản cơ bản của luật trong nước cũng như các Hiệp định về đầu tư. Khi các nhà đầu tư được đối xử công bằng, khả năng cạnh tranh trên thị trường của họ được đảm bảo, đó là một trong những lý do làm cho họ quyết định sẽ đầu tư. Hơn thế nữa, đây còn nội dung quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh, tiềm năng theo xu hướng toàn cầu hóa, xây dưng nền kinh tế thị trường trong nước.

    2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản

    Hoạt động đầu tư mang đặc trưng riêng của nó là luôn gắn liền với tài sản, vốn đầu tư, thu nhập từ hoạt động động đầu tư. Khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư vào nước mà họ không mang quốc tịch, được xem là nơi “xa lạ” với họ về tất cả phương diện từ đời sống, văn hóa cho đến pháp luật và tình hình an ninh chính trị. Không một nhà đầu tư nào mong muốn rằng khi họ thực hiện đầu tư ra nước ngoài mà không thể chuyển thu nhập của họ về hoặc một ngày nào đó nhà nước sở tại tuyên bố tài sản của họ bị quốc hữu hóa. Nhà nước tiếp nhận đầu tư ghi nhận nguyên tắc này tức là đảm bảo cho tài sản hợp pháp của họ luôn được nhà nước công nhận và họ có đầy đủ các quyền trên số tài sản hợp pháp này. Nguyên tắc này được thể hiện rõ hơn trong các khoản về đảm bảo đầu tư và sẽ được phân tích cụ thể hơn ở phần sau.

    3. Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm

    Đây là một thay đổi lớn của pháp luật Việt Nam so với trước đây. Từ khi Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thì đều ghi nhận các chủ thể của các luật này được đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực, nghành nghề mà pháp luật không cấm thay vì trước đây là đầu tư, kinh doanh trong các nghành nghề mà pháp luật cho phép. Đối với hoạt động đầu tư, các nghành nghề kinh doanh mà pháp luật cấm được quy định tại Khoản 1, Điều 6, Luật Đầu tư 2014. Tất nhiên, khi tiến hành các hoạt động đầu tư mà pháp luật không cấm thì nhà đầu tư vẫn phải thực hiện các thủ tục cần thiết cũng như cần có các điều kiện nhất định theo quy định, đặc biệt là đối với các nghành nghề kinh doanh có điều kiện.

    4. Nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định 

    Nguyên tắc ngày thể hiện quyền tự định đoạt của các nhà đầu tư. Khi họ thực hiện đầu tư tức là họ phải bỏ tiền hoặc tài sản khác ra để thực hiện hoạt động đầu tư thì họ phải đòi hỏi quyền định đoạt của mình đối với hoạt đông đầu tư kinh doanh đó. Nhà nước ghi nhận quyền cơ bản này của họ được xem là hợp lý và tất yếu để đảm bảo quyền cơ bản của các nhà đầu tư.

    5. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư

    Khi Việt Nam tham gia ký kết các Điều ước quốc tế với các thành viên khác của điều ước thì tất nhiên những điều khoản của điều ước đó phải được ưu tiên sử dụng, cho dù có sự khác biệt với pháp luật trong nước, chỉ trừ Hiến pháp nước nhà .

    Điều này được ghi nhận trong Luật Đầu tư 2014, cụ thể như sau: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó”. 

    Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc xác định luật áp dụng và phù hợp với pháp luật quốc tế, khi cùng một nội dung luật mà có nhiều văn bản quy định và có sự mâu thuẫn với nhau. Ngoại trừ Hiến pháp thì Điều ước quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng.

     
    1037 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận