Trong thị trường, có nhiều loại vàng khác nhau và mỗi loại có giá trị, đặc tính riêng biệt.
Dưới đây là thông tin chi tiết về các loại vàng trên thị trường hiện nay và kinh doanh trang sức vàng giả mạo thương hiệu lớn bị phạt thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về một số loại vàng như sau:
- Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Carat (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
- Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
- Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.
(1) Các loại vàng trên thị trường hiện nay
Có thể tham khảo một số loại vàng trên thị trường hiện nay như sau:
Loại vàng
|
Đặc điểm
|
Ứng dụng
|
Giá trị
|
Vàng 9999 hay vàng 24k (vàng ta)
|
Vàng 999 hay vàng 24K chứa 99.99% là vàng nguyên chất, là loại vàng có độ tinh khiết cao nhất
|
Thường được sử dụng trong chế tác vàng miếng, vàng thỏi và một số trang sức cao cấp.
|
Giá trị cao nhất trong các loại vàng do độ tinh khiết cao, chủ yếu cũng được dùng để đầu tư, tích trữ.
|
Vàng 18k
|
Vàng 18K chứa khoảng 75% vàng nguyên chất và 25% kim loại khác như đồng, bạc.
|
Được sử dụng phổ biến trong chế tác trang sức như nhẫn, dây chuyền, vòng tay.
|
Giá trị thấp hơn vàng 24K, dễ dàng chế tác và có độ bền cao hơn
|
Vàng 14k
|
Vàng 14K chứa khoảng 58.3% vàng nguyên chất và 41.7% kim loại khác.
|
Sử dụng trong chế tác trang sức thời trang, nhẫn cưới
|
Giá trị thấp hơn vàng 18K, độ bền cao, ít bị biến dạng.
|
Vàng 10k
|
Vàng 10K chứa khoảng 41.7% vàng nguyên chất và 58.3% kim loại khác.
|
Thường được sử dụng trong trang sức thời trang, nhẫn, vòng tay.
|
Giá trị thấp nhất trong các loại vàng, nhưng rất bền và ít bị xước.
|
Vàng trắng
|
Là loại vàng có sự kết hợp giữa vàng nguyên chất 24K với các hỗn hợp kim loại khác như Paladi, Kiken, Platin...Vàng trắng chia làm nhiều cấp độ khác nhau như Vàng trắng 10K, 14K, 18K.
|
Kiểu dáng hiện đại, sang trọng, đẹp mắt thường được sử dụng trong trang sức thời trang, nhẫn, vòng tay. Ngoài ra, được sử dụng trong chế tác đồng hồ, nút áo, và nhiều sản phẩm phụ kiện thời trang cao cấp khác.
|
Vàng trắng có giá vừa phải, không quá đắt như vàng ta hay bạch kim
|
Vàng hồng
|
Có sự kết hợp giữa vàng nguyên chất và kim loại đồng. Vàng hồng chia thành vàng hồng 10K, 14K, 18K
|
dùng làm trang sức thời trang
|
Màu đồng tạo nên màu hồng cho sản phẩm nên có tính thẩm mỹ cao, giá thành rẻ.
|
Vàng ý
|
Có nguồn gốc từ Italia, vàng Ý được chế tạo từ bạc nguyên chất và các hợp kim khác. Hiện tại, vàng Ý có hai loại là vàng Ý là vàng Ý 750 và vàng Ý 925.
|
dùng trong chế tác đồ trang sức như nhẫn, vòng tay, hoa tai..
|
Vàng Ý có giá thành rẻ hơn vàng trắng.
|
Vàng non
|
Được xem là loại vàng ít tuổi hoặc không đủ tuổi theo quy ước tiêu chuẩn vàng quốc tế. Tỷ lệ vàng nguyên chất rất thấp, chỉ từ 25% - 75%.
|
Thường được dùng làm phụ kiện, trang sức, quà tặng cho gia đình bạn bè.
|
Vàng non là loại vàng không đạt tiêu chuẩn nên các nhà đầu tư không chọn mua để tích trữ.
|
Xem và tải bảng so sánh các loại vàng hiện nay:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/29/bang-so-sanh-cac-loai-vang-hien-nay.docx
Như vậy, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vàng. Việc hiểu rõ sự khác nhau giữa các loại vàng giúp người tiêu dùng và nhà đầu tư đưa ra những quyết định mua sắm và đầu tư chính xác.
Giá vàng PNJ, SJC cập nhật đến ngày 29/5/2024 theo trang PNJ
Loại vàng
ĐVT: 1.000đ/Chỉ
|
Giá mua
|
Giá bán
|
Vàng miếng SJC 999.9
|
8,890
|
9,050
|
Nhẫn Trơn PNJ 999.9
|
7,500
|
7,660
|
Lộc Tài 999.9
|
7,500
|
7,670
|
Vàng nữ trang 999.9
|
7,490
|
7,570
|
Vàng nữ trang 999
|
7,482
|
7,562
|
Vàng nữ trang 99
|
7,404
|
7,504
|
Vàng 750 (18K)
|
5,553
|
5,693
|
Vàng 585 (14K)
|
4,304
|
4,444
|
Vàng 416 (10K)
|
3,024
|
3,164
|
Vàng miếng PNJ (999.9)
|
7,500
|
7,670
|
Vàng 916 (22K)
|
6,894
|
6,944
|
Vàng 650 (15.6K)
|
4,796
|
4,936
|
Vàng 680 (16.3K)
|
5,023
|
5,163
|
Vàng 610 (14.6K)
|
4,493
|
4,633
|
Vàng 375 (9K)
|
2,714
|
2,854
|
Vàng 333 (8K)
|
2,373
|
2,513
|
(2) Kinh doanh trang sức vàng giả mạo thương hiệu lớn bị phạt thế nào?
Hiện nay không ít cửa hàng vàng bán các sản phẩm vàng có hình ảnh của thương hiệu lớn như Louis Vuitton, Chanel hay Dior…dưới dạng các món trang sức như vòng tay, nhẫn, dây chuyền.
Đây được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (xâm phạm quyền nhãn hiệu, giả mạo nhãn hiệu) và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP thì hành vi bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 4 - 8 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5 triệu đồng.
Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
- Mức phạt tiền có thể lên đến 250 triệu đồng đối với trường hợp buôn báo, chào hàng, tàng trữ, trưng bày để bán hàng hóa giả mạo thương hiệu khi giá trị hàng hóa vi phạm trên 300 triệu đồng
Căn cứ tại khoản 10 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định126/2021/NĐ-CP thì phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến khoản 9 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP nhưng không vượt quá 250 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo.
+ In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang nhãn hiệu giả mạo lên hàng hóa.
+ Nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo.
+ Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi trên.
- Phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 10 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa vi phạm.
Trên đây là các mức phạt tiền áp dụng cho cá nhân, mức phạt tiền cho tổ chức gấp 02 lần mức phạt của cá nhân
Bên cạnh việc xử phạt hành chính, cá nhân, tổ chức còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 - 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 7 đến khoản 10 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
- Buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
Tóm lại, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vàng khác nhau tùy theo nhu cầu, sở thích và điều kiện tài chính có thể lựa chọn loại vàng phù hợp.
Ngoài ra, việc kinh doanh vàng có hình ảnh thương hiệu nổi tiếng là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt cao nhất đối với cá nhân là 250 triệu đồng và 500 triệu đồng đối với tổ chức.