Các khoản chi thường xuyên không thực hiện cắt giảm, tiết kiệm 5% năm 2024

Chủ đề   RSS   
  • #614980 08/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 494 lần
    SMod

    Các khoản chi thường xuyên không thực hiện cắt giảm, tiết kiệm 5% năm 2024

    Ngày 07/8/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 119/NQ-CP về phạm vi, đối tượng tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024. Trong đó, có các khoản chi không thực hiện cắt giảm, tiết kiệm 5% năm 2024.

    Các khoản chi thường xuyên không thực hiện cắt giảm, tiết kiệm 5% năm 2024

    Theo đó, tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 119/NQ-CP ngày 07/8/2024, các khoản chi sau đây sẽ không thực hiện cắt giảm, tiết kiệm 5% trong năm 2024:

    (1) Các khoản chi lương, có tính chất tiền lương và các khoản chi cho con người

    - Số tiết kiệm 10% dành để cải cách tiền lương dự toán năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao theo quy định;

    - Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, các khoản chi có tính chất lương;

    - Kinh phí thực hiện các chế độ chính sách an sinh xã hội đã được cấp có thẩm quyền quyết định; 

    Các khoản chi cho con người theo chế độ (bao gồm: kinh phí tinh giản biên chế; học bổng, chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên; chi hỗ trợ nhân sỹ khó khăn; tiền ăn, tiền thưởng theo chế độ quy định, tiền thuê chuyên gia, tiền công và các khoản chi cho con người khác; tiền công và các khoản chi cho con người của các cuộc điều tra thống kê, thực hiện các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng; các khoản phụ cấp đặc thù của từng ngành kể cả bằng tiền và hiện vật; kinh phí cấp bù miễn, giảm học phí theo chế độ quy định; quỹ nhuận bút, giải thưởng văn học, nghệ thuật...);

    (2) Các khoản chi theo các cam kết quốc tế: 

    Chi từ nguồn vốn ngoài nước; vốn đối ứng để thực hiện các dự án ODA; các khoản chi đóng niên liễm; kinh phí thực hiện thoả thuận hoà giải, phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế.

    (3) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ mua sắm, sửa chữa:

    - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ mua sắm, sửa chữa theo các hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã ký hợp đồng trước ngày 07/8/2024 và tiếp tục thực hiện trong năm 2024;

    - Các gói thầu đã được phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trước ngày 07/8/2024.

    (4) Kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặc thù, quan trọng không thực hiện cắt giảm:

    - Kinh phí kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; 

    Kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền, báo chí phục vụ hoạt động Quốc hội; 

    Kinh phí hỗ trợ xây dựng Luật, pháp lệnh; 

    Kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo tại Việt Nam; kinh phí sản xuất hiện vật khen thưởng;

    - Kinh phí hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan Việt Nam khác ở nước ngoài; các hoạt động ngoại giao quốc gia khác của Bộ Ngoại giao; kinh phí hỗ trợ, bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; kinh phí phục vụ nhiệm vụ đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ;

    - Kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài ở Việt Nam và đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài diện Hiệp định; kinh phí thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo các Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

    - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ chuyển tiếp từ các năm trước được kết thúc vào năm 2024; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ hợp tác khoa học kỹ thuật với một số nước theo Hiệp định hoặc Nghị định thư;

    - Kinh phí các hoạt động phục vụ công tác y tế dự phòng (phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các nhiệm vụ đặc thù chuyên môn cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, an toàn thực phẩm, công tác dân số, các nhiệm vụ mua vắc xin, kiểm nghiệm thuốc, nước, dược phẩm...); 

    Kinh phí hoạt động chỉ đạo tuyến, hướng dẫn hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật, luân phiên cán bộ chuyên môn từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đã được duyệt; 

    Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc cho bệnh nhân Tâm thần, Phong, Lao tại các cơ sở y tế;

    - Kinh phí hoạt động phục vụ phiên tòa; kinh phí hoạt động điều tra, thực hành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp của cơ quan kiểm sát nhân dân; kinh phí giám định phục vụ hoạt động của cơ quan tư pháp, thanh tra, kiểm toán; kinh phí hoạt động của đoàn Hội thẩm, kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi hành án, tiêu hủy tang vật, kinh phí thừa phát lại; kinh phí thực hiện hoà giải, đối thoại theo Luật Hoà giải, đối thoại tại Tòa án; kinh phí bồi thường thiệt hại; 

    Kinh phí thực hiện Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi và cơ sở cai nghiện bắt buộc; kinh phí thực hiện Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân; kinh phí hỗ trợ phục vụ cho công tác họp xét tha tù trước thời hạn có điều kiện do Tòa án thực hiện theo quy định của Bộ Luật Hình sự sửa đổi; kinh phí hỗ trợ thi hành án tử hình;

    - Kinh phí sự nghiệp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

    - Kinh phí tài trợ báo, tạp chí, xuất bản, chi trợ giá; đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích;

    - Kinh phí mua sắm trang phục ngành, kinh phí thuê trụ sở;

    - Kinh phí mua gạo xuất cấp theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; kinh phí mua, in ấn chỉ thuế, hải quan để thực hiện nhiệm vụ thu thuế.

    Như vậy, sẽ có 4 khoản chi thường xuyên không thực hiện cắt giảm, tiết kiệm 5% năm 2024 theo Nghị quyết 119/NQ-CP ngày 07/8/2024.

    Phần kinh phí cắt giảm, tiết kiệm theo Nghị quyết 119/NQ-CP được quản lý thế nào?

    Theo khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 119/NQ-CP ngày 07/8/2024 quy định kinh phí cắt giảm, tiết kiệm được quản lý như sau:

    - Các Bộ, cơ quan ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp, báo cáo kinh phí cắt giảm, tiết kiệm gửi Bộ Tài chính trước ngày 20/8/2024 để tổng hợp số cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan ở trung ương (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) và địa phương để tổng hợp, báo cáo Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

    - Kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi phí quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nộp vào các Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ Bảo hiểm y tế tương ứng. Kinh phí cắt giảm, tiết kiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ nguồn thu 2% kinh phí công đoàn chuyển sang năm sau sử dụng theo quy định. 

    Đối với kinh phí khoán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Quyết định 07/2013/QĐ-TTg, thực hiện cắt giảm, tiết kiệm khi xây dựng phương án khoán kinh phí năm 2024.

    - Đối với kinh phí cắt giảm, tiết kiệm từ nguồn thu phí được khấu trừ để lại theo quy định của pháp luật phí, lệ phí: 

    Căn cứ quyết định cắt giảm, tiết kiệm của cơ quan chủ quản, các cơ quan, đơn vị thực hiện nộp kinh phí cắt giảm, tiết kiệm vào ngân sách nhà nước. Đến hết năm ngân sách, trường hợp số thu có biến động so dự toán giao đầu năm, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý cấp trên quyết định điều chỉnh kinh phí cắt giảm, tiết kiệm theo quy định.

    - Đối với kinh phí cắt giảm, tiết kiệm từ nguồn thu sự nghiệp, thu khác được để lại: 

    Căn cứ quyết định cắt giảm, tiết kiệm của cơ quan chủ quản, các cơ quan, đơn vị trích vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị để tăng đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp. 

    Đến hết năm ngân sách, trường hợp số thu có biến động so dự toán giao đầu năm, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý cấp trên quyết định điều chỉnh kinh phí cắt giảm, tiết kiệm theo quy định.

    Như vậy, kinh phí cắt giảm được của Các Bộ, cơ quan ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; của của Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ nộp vào quỹ; của của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ chuyển sang năm sau sử dụng; của nguồn thu phí được khấu trừ để lại theo quy định; nguồn thu sự nghiệp, thu khác sẽ dùng để tăng đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp.

     
    765 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    nguyenthibe25 (09/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận