Các hình thức tử hình trên thế giới

Chủ đề   RSS   
  • #459145 28/06/2017

    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Các hình thức tử hình trên thế giới

    CÁC HÌNH THỨC TỬ HÌNH TRÊN THẾ GIỚI

    Hầu hết vụ xử tử đều được thi hành ở các nước như Trung Quốc, Iran, Pakistan, Arab Saudi. Mỹ hiện là quốc gia duy nhất ở phương Tây còn thực hiện án tử hình. 

    Treo cổ là phương pháp phổ biến nhất được thực hiện ở các nước như Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nhật Bản, Iran... Năm 2013, trong khi hầu hết quốc gia ra sức bỏ hình thức này, thì Iran vẫn cương quyết treo cổ 369 phạm nhân. Những tội có thể dẫn đến tử hình như: giết người, hiếp dâm, lạm dụng tình dục trẻ em, kê gian, buôn bán ma tuý, khủng bố, phản quốc...

    Quốc đảo Singapore thi hành án tử bằng cách treo cổ phạm nhân tại nhà tù Changi vào rạng sáng ngày thứ sáu. Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định án tử hình chỉ được thi hành bằng biện pháp treo cổ. Theo các cuộc thăm dò ý kiến, 85% người dân nước này ủng hộ việc bảo lưu hình phạt tử hình, dù bị Liên Hợp Quốc lên án mạnh. 

    Xử bắn được áp dụng từ thời chiến. Đến nay, nó vẫn được sử dụng tại nhiều quốc gia như Indonesia, Trung Quốc, Triều Tiên, Yemen. Những người hành quyết sẽ dàn hàng, bắn cùng lúc vào ngực tử tù. Nếu tù nhân chưa chết, chỉ huy sẽ bắn phát đạn cuối cùng vào đầu tù nhân. Tử tù thường được bịt mắt hoặc đội mũ trùm đầu. Tháng 7/2016, Indonesia xử bắn 4 tội phạm buôn bán ma tuý, trong đó bao gồm 2 người nước ngoài.

    Arab Saudi hiện là nước duy nhất trên thế giới áp dụng bản án chặt đầu. Phạm nhân và người thi hành án đều mặc đồ trắng. Arab công khai quá trình hành quyết này tại các nơi công cộng như quảng trường, hoặc nơi đông người gần nhà tù. Trong những năm gần đây, nước này gia tăng việc chặt đầu nạn nhân. Đến tháng 5/2015, tổng số phạm nhân bị xử tử theo hình thức này tại riêng Arab là 78 người. 

    Dù trong thời hiện đại nhưng nhiều quốc gia vẫn còn thi hành hình thức tử hình bằng cách ném đá như thời Trung cổ. Đây là hình phạt dã man gây nhiều tranh cãi và được coi là xâm phạm quyền con người. Luật pháp của nhiều nước đạo hồi như Iran, Pakistan, Afghanistan công nhận ném đá là hình thức tử hình hợp pháp. 

    Tháng 8/2014, một thai phụ Pakistan bị ném đá đến chết vì tự ý kết hôn. Điều đáng nói là vụ việc xảy ra ngay gần tòa án trung tâm thành phố Lahore, thủ phủ tỉnh Punjab (Pakistan) mà không có bất kì ai cứu giúp hay can thiệp. “Tôi giết chính con gái mình vì nó đã xúc phạm đến danh dự gia đình, tôi không hối tiếc về điều đó”, cha của nạn nhân (trong ảnh) khẳng định. 

    Tại Mỹ, tiêm thuốc độc là hình thức tử hình nhân đạo nhất và chủ yếu. Tử tù sẽ được tiêm một liều thuốc độc tổng hợp, thường gồm 3 loại: gây mê, tê liệt cơ bắp và dây thần kinh, làm tim ngừng đập. Đầu tiên được áp dụng tại Mỹ, tiêm thuốc độc dần trở thành phương pháp thi hành án tử ở Trung Quốc, Thái Lan, Guatemala và Việt Nam. 

    Ghế điện trở thành biểu tượng cho hình phạt tử hình ở Mỹ. Người bị kết án được buộc vào chiếc ghế gỗ đặc biệt. Dòng điện xoay chiều đi qua cơ thể phạm nhân gây tổn thương, tử vong các cơ quan nội tạng, trong đó có não. Tù nhân phải chịu 2 cú sốc lớn. Cú sốc đầu tiên gây bất tỉnh, chết não. Cú thứ 2 tác động mạnh đến các cơ quan nội tạng. Ngày nay, một số tiểu bang ở Mỹ vẫn áp dụng hình thức này theo yêu cầu của nạn nhân. 

    Phòng hơi ngạt là thiết bị tử hình, bao gồm buồng kín trong đó khí độc hoặc khí ngạt được bơm vào. Các khí độc thường được sử dụng nhất là hydrogen cyanide; carbon dioxide và carbon monoxide. Phòng hơi ngạt được sử dụng như một phương pháp tử hình cho các tù nhân bị kết án ở Hoa Kỳ bắt đầu vào những năm 1920. 

    Nếu muốn ra lệnh ân xá hoặc hoãn hành quyết, thống đốc bang phải ra lệnh kịp thời, trước khi khí độc tỏa ra khắp phòng. Đôi khi, chỉ cần chậm vài giây, họ có thể cướp đi tính mạng của phạm nhân. 

    Cập nhật bởi thuyhanh2512 ngày 28/06/2017 09:55:44 CH
     
    47502 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #506165   30/10/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 32 lần


    Theo mình thì không nên xóa bỏ án tử hình nhưng cần có phương án thi hành án hợp lý hơn. Một mặt tạo sự răn đe, phòng ngừa chung, mặt khác đảm bảo sự nhân đạo đối với người bị thi hành án nhưng cũng phải mang tính khả thi và hợp lý vì hiện nay chi phí cho việc tử hình ở Việt Nam là tương đối cao (xét trong bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam)

     
    Báo quản trị |  
  • #532212   31/10/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    thời buổi này mà sao vẫn còn hình thức chặt đầu, thật sự mang tính bạo lực và không hề nhân đạo. thử nghĩ chẳng may đứa trẻ chứng kiến người thân mình bị chặt đầu, rồi gia đình nhận về cũng chỉ còn cái xác không đầu thì đây quả thật là tội ác

     
    Báo quản trị |  
  • #534778   08/12/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề các hình thức tử hình của các quốc gia trên thế giới nêu trên, mình xin bổ sung chút về hình thức tử hình tại Việt Nam hiện nay.

    Căn cứ theo Khoản 1 Điều 59 Luật Thi hành án Hình sự 2010 có quy định thi hành án tử hình ở Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng hình thức tiêm thuốc độc.

    Các loại thuốc độc cho thi hành án tử hình bao gồm:  Thuốc làm mất trí giác; Thuốc làm liệt hệ vận động; Thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Một liều gồm 3 loại thuốc trên và dùng cho một người theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 47/2013/NĐ-CP .

     
    Báo quản trị |  
  • #551965   16/07/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Hiện tại bỏ án tử hình là xu hướng tất yếu trong xã hội phát triển, khi mà yếu tố vật chất và tinh thần đạt được chuẩn mực cần thiết. Còn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, việc duy trì án tử hình là khách quan, phù hợp và cần thiết.

    Pháp luật nước ta nói riêng và của tất cả quốc gia trên thế giới nói chung đều minh bạch, công khai. Mọi công dân đều tiếp cận được nguồn pháp luật ấy. Cộng thêm những tấm gương về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhưng vẫn không răn đe được thì án tử hình là hoàn toàn thích hợp. Áp dụng án tử hình nhằm mục đích ngăn chặn, chí ít thì cũng hạn chế loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Khi nào mọi người không có hành vi vi phạm pháp luật, khi đó biện pháp chế tài (ở đây là án tử hình) tự khắc không còn tồn tại được và ngược lại.

     
    Báo quản trị |  
  • #551973   16/07/2020

    Tử hình được áp dụng cho những tội phạp không thể nào cải tạo được nữa, và việc hình thức tử hình như thế nào thì mỗi quốc gia là khác nhau. Tùy vào tình hình kinh tế của mỗi nước. VÍ dụ như một nước kém phát triển lại dùng hình thức tử hình là tiêm thuốc thì thử hỏi kinh phí đâu cho việc này. Mội người cũng biết một lần tiêm thuốc sẽ tốn biết bao nhiêu tiền của nhà nước, mà tiền của nhà nước thì cũng do người dân đóng thuế mà có. Vậy nói hình thức này nhân đạo, hình thức kia không nhân đạo là không đúng. Nên đứng ở nhiều gốc độ mà suy xét vấn đề.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #553361   29/07/2020

    Cho đến hiện tại, hình phạt tử hình vẫn được duy trì và áp dụng tại một số nước trên thế giới.Có nhiều tranh luận về việc nên tiếp tục duy trì hay bãi bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự của các nước. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, hình phạt tử hình đã làm đa dạng hóa các loại chế tài áp dụng đối với các chủ thể phạm tội, đồng thời cũng thể hiện được tính nghiêm khắc cao nhất vốn dĩ là thuộc tính của biện pháp cưỡng chế về hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #554053   31/07/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9980
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Đọc bài viết này mới thấy trên thế giới vẫn tồn tại nhiều biện pháp tử hình ghê rơn như vậy. Dã man nhất vẫn là hình thức chặt đầu, ném đá đến chết. Hi vọng trong tương lại có thể loại bỏ án tử hình hoặc giảm đến mức thấp nhất. Con người đều có quyền được sống nếu họ phạm phải sai lầm phải cho họ sống để trả giá cho hành vi của mình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #556325   30/08/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Một xã hội văn minh thì không thể có án tử hình. Rất nhiều nước đã không có án tử hình. Việc xử chết một người ngày càng mất đi nền tảng lý luận của nó. Nếu tử hình để răng đe kẻ khác thì sao án tử hình vẫn tăng lên hàng năm? Theo cá nhân tôi, giết chết một người vì người đó giết chết một người khác nghe ra không thuyết phục.
     
    Báo quản trị |  
  • #573220   30/06/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (852)
    Số điểm: 7302
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa, pháp quyền khác nhau, tính đề cao nhân đạo  trong pháp luật và mức độ nghiêm trong của từng loại tội phạm cũng khác nhau, nên cũng khó mà phán xét, so sánh hình thức tử hình của các nước. Tuy nhiên, quan điểm chung của số đông, là thời đại nhân quyền nên vẫn khuyến khích hình phạt tử hình không mang quá nhiều đau đớn đến thể xác cho tử tù.

     
    Báo quản trị |  
  • #580017   29/01/2022

    Yen_Do
    Yen_Do

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:11/01/2022
    Tổng số bài viết (103)
    Số điểm: 770
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Các hình thức tử hình trên thế giới

    Thật không ngờ trong thế kỷ 21 vẫn còn nhiều hình thức dã man như ném đá đến chết hay chặt đầu thị chúng như vậy, không khác thời trung cổ là mấy. Theo quá trình phát triển thì hình phạt tử hình cũng sẽ bị xóa sổ, nhưng trước khi đến được bước đó thì đầu tiên phải loại bỏ những hình phạt mang tính tra tấn nhục hình như thế này.

     
    Báo quản trị |